Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì? [Cập nhật 2024]

Hiện nay Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các nguồn lực kinh tế vẫn còn yếu kém, nhỏ lẻ và manh mún. Đây có lẽ là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì?

Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì?
Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì?

1. Doanh nghiệp FDI là gì? Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Hiện nay doanh nghiệp FDI được chia thành:

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Trong thời đại kinh tế hội nhập, doanh nghiệp FDI trở thành loại hình khá phổ biến trên thế giới gồm cả Việt Nam. Việt Nam cũng nhờ loại hình này mà  tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất, khai thác dầu khí, điện tử và viễn thông.

Khách hàng doanh nghiệp FDI là đối tác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước.

2. Công ty FDI có lợi ích như thế nào với nền kinh tế

Tăng trưởng nền kinh thế

Đầu tư nước ngoài đây là một nguồn vốn được dịch chuyển từ nguồn vốn ngoại tệ sang Việt Nam điều này góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và phát huy tối đa nguồn vốn sẵn có.

Tiếp cận công nghệ và bí quyết quản lý

Thu hút đầu tư nước ngoài từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp cho một nước có cơ hội được tiếp thu công nghệ mới và các bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Bởi những công ty ở các nước trên thế giới có rất nhiều những kinh nghiệm, tư duy trình độ cao hơn, thì chúng ta có thể học hỏi, phát huy khả năng lao động sáng tạo, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Khi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả trong các doanh nghiệp khác trong nước cũng có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Điều này, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường giao thương giữa các nước trên khu vực và trên thế giới với nhau.

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm

Một trong những mục đích của FDI là để khai thác các điều kiện để đạt được với nguồn chi phí sản xuất thấp, nên sẽ thuê mướn nhiều lao động ở Việt Nam. Đồng thời, việc các doanh nghiệp nước ngoài chi trả mức lương tối thiểu cao hơn, từ đó góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động, sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng cho kinh tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện thuê mướn lao động, đào tạo các kỹ năng về nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là sự mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ nhân lực về lao động có kỹ năng cho đất nước đồng thời thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà có cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước

Khi bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào vào đầu tư ở Việt Nam đều phải thực hiện đóng thuế suất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, việc thu được nguồn thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một nguồn thu ngân sách quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong việc phát triển dòng tiền, nền kinh tế tại Việt Nam.

3. Điều kiện cần thiết để trở thành doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn như quy định nêu trên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hợp lệ

Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 có quy định rõ đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp theo các hình thức sau:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần

– Góp vốn vào các doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp hợp danh

– Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp quy định trên

Không tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị cấm

Doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Gồm có những hoạt động sau:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật này

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật này

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật này

- Kinh doanh mại dâm

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người

- Kinh doanh pháo nổ

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Để biết thêm thông tin về điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI hãy đọc thêm bài viết:

4. Một số câu hỏi thường gặp

Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá không có GPKD theo quy định sẽ chịu mức xử phạt vi phạm hành chính nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Doanh Nghiệp FDI thuộc trường hợp phải cấp GPKD cho hoạt động mua bán hàng hoá nhưng không có GPKD sẽ chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPKD cho Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá?

Sở Công Thương nơi Doanh Nghiệp FDI đặt trụ sở chính sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp GPKD cho hoạt động mua bán hàng hoá.

Trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan cấp GPKD sẽ hỏi thêm ý kiến Bộ Công Thương và Bộ quản lý.

Khi nào Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá phải đề nghị cấp lại GPKD?

Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa phải đề nghị cấp lại GPKD trong trường hợp sau:

  • Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác; hoặc
  • GPKD bị mất hoặc bị hỏng.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Khách hàng doanh nghiệp FDI là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo