Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Việc khai thác khoáng sản có tác động như thế nào đến môi trường ? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Kết quả thực hiện công tác quản lý tài nguyên khoáng sản" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:
1. Công cụ quản lý tài nguyên thiên nhiên là gì?
Theo bản chất, có thể chia công cụ quản lý môi trường thành các loại cơ bản như sau:
Công cụ luật pháp và chính sách
Công cụ kinh tế
Công cụ kỹ thuật quản lý
Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức
Công cụ luật pháp và chính sách.
Công cụ luật pháp chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường …), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bản trong số đó. Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia cụ thể. Muốn thi hành trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nào đó, các qui phạm của Luật quốc tế về bảo vệ môi trường cần phải được chuyển hoá thành quy phạm pháp luật quốc gia, nghĩa là Nhà nước phải phê chuẩn các văn bản này.
2. Kết quả thực hiện công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
Tham mưu UBND tỉnh cấp 48 giấy phép liên quan hoạt động khai thác khoáng sản. Báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện cấp phép mỏ đất phục vụ thi công công trình trọng điểm của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt bổ sung 07 mỏ đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công các công trình trọng điểm của tỉnh do các ban làm chủ đầu tư và 01 mỏ sét vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
Trình UBND tỉnh ban hành 11 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và 08 giấy phép khai thác khoáng sản có lồng ghép tiền cấp quyền với tổng số tiền phải nộp hơn 11,6 tỷ đồng, trong đó phải nộp trong năm 2021 hơn 3,3 tỷ đồng. Xác định số tiền các doanh nghiệp phải nộp năm 2021 đối với 46 Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền phải nộp năm 2021 với tổng số tiền phải nộp hơn 27 tỷ đồng. Trình UBND tỉnh đồng ý chủ trương bổ sung 15 điểm mỏ khoáng sản để lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2021.
Kiểm tra chuyên đề về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng cát lòng sông, đất san lấp trên địa bàn tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh một số giải pháp trong công tác giải quyết các thủ tục, hồ số nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian cấp phép các mỏ đất phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường, trình UBND tỉnh: ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực bảo vệ môi trường: Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 08/02/2021 triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg; Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 05/3/2021 về việc kiểm soát chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025; Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 22/6/2021 về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ BVMT và dự toán kinh phí sự nghiệp BVMT 03 năm 2022 - 2024 tỉnh Bình Định; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung về tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 08/2/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo UBND tỉnh tăng cường công tác thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải để phòng chống, dịch COVID-19. Ban hành Kế hoạch nâng cao kết quả Chỉ số hợp phần Quản trị môi trường trong Chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI) trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại 04 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra, xử lý các đơn vị có hành vi vi phạm và đề nghị các địa phương kiểm tra, xử lý và thông tin kết quả giải quyết để trả lời cho công dân có phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường qua Đường dây nóng, các vụ việc do báo chí phản ánh, đơn kiến nghị của người dân và ý kiến phản ánh của cử tri. Tổ chức tập huấn tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới cho 13 địa phương đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2021. Hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí môi trường tại 13/13 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường và đa dạng sinh học: giới thiệu xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2021; hưởng ứng các sự kiện về môi trường và đa dạng sinh học năm 2021; phối hợp triển khai dự án Truyền thông môi trường Vịnh Quy Nhơn, và lắp đặt Pano cố định tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Triển khai nhiệm vụ điều tra về đa dạng sinh học “Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn” và “Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại đầm Đề Gi”.
Hoàn thành nhiệm vụ khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra tại tỉnh Bình Định từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho 07 huyện, thị xã. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương cải thiện và nâng cao Chỉ số Quản trị môi trường trong bộ Chỉ số PAPI; cập nhật Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Kết quả thực hiện công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận