Việc nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân phải nhằm mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc xác lập quan hệ hôn nhân để đảm bảo được quyền và lợi ích cá nhân thì phải cần tuân theo pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy Kết hôn tiếng anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Kết hôn tiếng anh là gì?
1. Kết hôn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Kết hôn tiếng Anh là: Get Married
Kết hôn | Get Married |
Vợ, chồng | Spouse |
Sống cùng nhau | Live together |
Hôn nhân | Marriage |
Vợ | Wife |
Chồng | Husband |
2. Điều kiện kết hôn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Ngoài ra, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
3. Đăng ký kết hôn có ủy quyền cho người khác làm thủ tục được không?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Hai bên nam, nữ cùng có mặt khi đăng ký kết hôn”.
Hơn thế nữa, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch được ủy quyền cho người khác thực hiện thay trừ trường hợp: “Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.”
Theo quy định hiện hành, đăng ký kết hôn là một trong những thủ tục không thể ủy quyền. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên không thể đến nộp hồ sơ trực tiếp thì người còn lại có thể thực hiện thay mà không cần văn bản ủy quyền.
Đồng thời, Khoản 5 Điều 3 thông tư 04/2020/TT-BTP nêu rõ:
Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt.
Như vậy, đăng ký kết hôn không thể ủy quyền thực hiện cũng như khi nhận kết quả. Tuy nhiên, một trong hai người có thể nộp hồ sơ thay người còn lại mà không cần văn bản ủy quyền. Nhưng lúc nhận kết quả phải có mặt của cả hai nam và nữ.
4. Có bắt buộc đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới:
Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quan hệ hôn nhân chỉ được công nhận và được bảo vệ khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Riêng hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì Nhà nước không thừa nhận.
Đồng thời, theo quan niệm của người Việt Nam, đám cưới là thủ tục để cặp đôi nam nữ ra mắt người nhà hai bên mà không phải yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Do đó, không có quy định về việc tổ chức đám cưới trước hay sao khi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi tổ chức đám cưới cần phải đáp ứng các điều kiện thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi tại địa phương nêu tại 04/2011/TT-BVHTTDL: quy định cụ thể như sau:
- Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình;
- Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
- Địa điểm cưới do hai gia đình lựa chọn; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết;
- Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;
- Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc;
- Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
Hơn thế nữa Theo thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:
- Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;
- Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;
- Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;
- Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;
- Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử – văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;
- Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất năm 2021:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
* Trường hợp đăng ký kết hôn trong nước
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
* Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cần căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Hiện tại người nước ngoài này không có vợ/có chồng. Nếu nước đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
– Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận).
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:
– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Đối với trường hợp kết hôn với người nước ngoài căn cứ theo Điều 37 Luật hộ tịch quy định:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Bước 3: Cơ quan giải quyết đăng ký kết hôn
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Do đó, có thể thấy thời hạn cấp Giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai bên được xét đủ điều kiện kết hôn và được UBND nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Riêng trường hợp có yếu tố nước ngoài, theo Điều 32 Nghị định 123, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Đặc biệt: Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
Lệ phí đăng ký kết hôn
Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
Đăng ký kết hôn được cấp mấy bản?
Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Như vậy, có thể thấy, đăng ký kết hôn sẽ được cấp thành 02 bản chính trong đó vợ, chồng mỗi người 01 bản chính.
Mất Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, đăng ký lại được không?
Mặc dù được cấp 02 bản, mỗi người nam, nữ giữ 01 bản đăng ký kết hôn nhưng thực tế có không ít trường hợp nhiều người làm mất. Trong trường hợp đó, việc xử lý được quy định như sau:
– Trường hợp Sổ hộ tịch và bản chính đều bị mất trước ngày 01/01/2016: Thực hiện đăng ký kết hôn (Theo Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
– Khi thông tin đăng ký kết hôn vẫn còn lưu trong sổ hộ tịch: Vợ chồng làm thủ tục xin cấp bản sao trích lục.
Trên đây là các thông tin về Những hậu quả của kết hôn cận huyết chúng ta cần lưu ý mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận