Việc nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân phải nhằm mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc xác lập quan hệ hôn nhân để đảm bảo được quyền và lợi ích cá nhân thì phải cần tuân theo pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy Kết hôn cận huyết thống là sau mấy đời? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Kết hôn cận huyết
1. Hỏi về việc kết hôn ở đời thứ tư
Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 quy định, cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời. Người có họ trong phạm vi ba đời được xác định: Những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì con già là đời thứ ba.
Có thể hiểu như sau: Cụ nội và cụ ngoại là đời thứ nhất, con của các cụ là đời thứ hai (ông, bà của hai người), cha mẹ hai bên là đời thứ 3, bạn và người yêu bạn là đời thứ 4.
Trường hợp của bạn, cả hai ở đời thứ tư, pháp luật không cấm kết hôn.
2. Trong vòng huyết thống ba đời có được kết hôn không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
“d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Trong đó tại khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa:
“Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Theo quy định nói trên, trường hợp của bạn được hiểu như sau: Tính từ một gốc sinh ra, cụ nội của cô ấy là đời thứ 1, mẹ bạn và bà của cô ấy là đời thứ 2, bạn và mẹ cô ấy là đời thứ ba, cô ấy là đời thứ tư
Như vậy, bạn và bạn gái không nằm trong phạm vi 3 đời theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn.
3. Có được kết hôn khi mối quan hệ chồng chéo
Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
….”
Trường hợp của bạn là có mối quan hệ thông gia và không thuộc các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Do đó, nếu bạn và bạn gái kia kết hôn thì sẽ không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, tùy từng địa phương mà vấn đề đạo đức quyết định việc có được kết hôn hay không. Rất nhiều khu vực, địa phương theo quan niệm không được lấy người thông gia. Vì vậy mà bạn nên suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
4. Kết hôn trong phạm vi ba đời là như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp bị cấm kết hôn:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Theo đó, trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định như sau:
– Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
– Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Trên đây là các thông tin về Kết hôn cận huyết thống là sau mấy đời? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận