1. Khái quát chung về tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên khi hoàn thành công việc theo thỏa thuận. Với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất. Còn với nhân viên, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động.
Tiền lương bao gồm 02 loại sau
– Tiền lương danh nghĩa là chỉ số lượng tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.
– Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà doanh nghiệp trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của nhân viên trong các thời điểm.
Mối quan hệ mật thiết giữ tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được phản ánh qua công thức
ILTT = ILTD/ IG
Trong đó
ILTT Chỉ số tiền lương thực tế
ILTD Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IG Chỉ số giá cả
Như vậy, dựa trên công thức trên, chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.
2. Cách hạch toán các khoản trích theo lương bảo hiểm
2.1 Tỷ lệ trích các khoản theo lương1 Tỷ lệ trích các khoản theo lươngTheo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì:
Các khoản trích theo lương Trích vào chi phí của doanh nghiệp Trích vào lương của người lao động TổngBảo hiểm xã hội (BHXH) 17,5% 8% 25,5%Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5%Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1% 1% 2%Tổng 21,5% 10,5% 32%Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 2%– Như vậy hàng tháng, doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là 32% trên tổng quỹ lương phải trả nhân viên (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN).
– Doanh nghiệp phải đóng cho Liên đoàn lao động của Quận / Huyện là 2% trên quỹ lương phải trả nhân viên (KPCĐ) trong trường hợp có thành lập công đoàn.
2.2 Tính vào chi phí của doanh nghiệp– Tổng tiền bảo hiểm doanh nghiệp phải nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + Kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộpCó TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểmCó TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểmCó TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểmCó TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)3.3 Trừ vào lương nhân viên– Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:
Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộpCó TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểmCó TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểmCó TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
3. Cách hạch toán chi phí tiền lương
Căn cứ kế toán tính lương nhân viên
Cuối tháng, kế toán tiền lương phải tiến hành tính lương cho nhân viên căn cứ theo
– Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.
– Hợp đồng lao động của nhân viên.
– Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng
Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.
✅Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên |
|
✅Tiền thưởng trả cho nhân viên | – Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
– Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:
|
✅Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên: | – Hàng tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:
|
Nội dung bài viết:
Bình luận