Trong lĩnh vực xây dựng, việc hạch toán các khoản chi phí luôn là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu. Việc kế toán xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp có thể xử lý các hóa đơn báo, cáo và bóc tách được chi phí công trình để tính toán được những khoản chi phi cần phải chi, doanh thu thu về từ các dự án một cách chi tiết nhất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Kế toán dự án xây dựng thế nào? [2023]

1. Kế toán dự án xây dựng là ai?
Kế toán dự án xây dựng là người làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong đó có mảng xây dựng.
Với các dự án liên quan tới xây dựng, doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng một kế toán có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt để giúp họ theo dõi, hạch toán và quản lý vấn đề chi thu, cuối kỳ kết chuyển lãi lỗ từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2. Theo dõi dự án theo trình tự nhất định
Khi dự án chính thức đi vào hoạt động, kế toán dự án xây dựng sẽ phải là người theo dõi “nhất cử nhất động”, theo dõi theo trình tự nhất định để không bỏ sót bất cứ vi phạm nào.
Thứ nhất, theo dõi tiến độ thi công bằng cách bám sát vào hợp đồng, chưa hết, kế toán cần theo dõi việc phân bổ vật tư, nguyên vật liệu theo từng giai đoạn của dự án.
Dựa theo hạn mức vật liệu, vật tư, kế toán dự án xây dựng sẽ tiến hành tổng hợp chi phí cho công trình theo từng giai đoạn cụ thể. Dựa vào bảng dự toán được thẩm định ban đầu, kế toán dự án xây dựng cần bóc tách khối lượng. Lưu ý, khi bóc tách, hãy chú ý tới phần chênh lệch vật liệu, vật tư, cùng với đó phải cộng tất cả các giá trị chênh lệch lại với nhau.
Việc bóc tách khối lượng Nguyên vật liệu phải được căn cứ vào định mức bóc tách ban đầu trong dự toán để yêu cầu xuất hoá đơn một cách chuẩn xác nhất.
Chi phí nhân công cũng là phần chi phí mà kế toán dự án xây dựng cần phải hạch toán, theo đó sẽ dựa vào bảng dự toán để tính và theo dõi phần chi phí này cho chính xác.
Tổng hợp chi phí máy thi công công trình theo từng giai đoạn cũng là nhiệm vụ quan trọng mà kế toán dự án cần phải thực hiện. Trong trường hợp có khối lượng công trình phát sinh, kế toán sẽ tiến hành bám sát khối lượng phát sinh đó mà hạch toán cho chính xác.
3. Tập hợp các giấy tờ trong hồ sơ của dự án xây dựng đảm nhiệm
Khi công trình vừa mới bắt đầu, để dự án được diễn ra một cách suôn sẻ, kế toán dự án xây dựng phải tập hợp đầy đủ các loại giấy tờ trong hồ sơ của dự án bao gồm: Dự toán thẩm định công trình, hợp đồng xây dựng của dự án hiện tại, mẫu quyết định gói thầu chuẩn bị thi công, hồ sơ thiết kế dự án xây dựng cùng với bản hồ sơ tham khảo địa chất nơi dự án được xây dựng.
Việc chuẩn bị các giấy tờ này chính là để đảm bảo tính hợp pháp của dự án, khi được thanh tra kiểm tra thì kế toán sẽ xuất trình đầy đủ theo yêu cầu của cán bộ có thẩm quyền. Như vậy sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào tới tiến độ thi công của dự án.
4. Công tác khi dự án xây dựng hoàn thành
Khi dự án xây dựng được hoàn thành, kế toán sẽ tiến hành giải trình số liệu, lấy căn cứ từ hồ sơ quyết toán công trình. Khi có bất kỳ thông tin nào bị thắc mắc thì kế toán dự án đều phải nói ra được nguyên nhân vì sao lại như vậy.
5. Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế của dự án phụ trách
Là người phụ trách mọi hoạt động thu chi liên quan tới dự án xây dựng, kế toán chính là người nắm rõ nhất mọi vấn đề liên quan tới dự án. Trong quá trình làm việc, chắc chắn không tránh khỏi những trường hợp phát sinh ngoài ý muốn, tuy nhiên lúc này kế toán sẽ phải tìm cách để giải quyết ổn thoả chúng.
Đối với các vấn đề phát sinh ngoài quyền hạn và trách nhiệm thì có thể trình lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
6. Lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án
Kế toán dự án xây dựng sẽ phải tiến hành lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án xây dựng mình phụ trách. Trong đó có báo cáo thuế theo định kỳ (tháng, quý); báo cáo tài chính và tính thu nhập ròng của mỗi công trình đã hoàn thành; lập báo cáo tài chính nội bộ phục vụ cho nhu cầu của quản lý cấp trên.
Ngoài ra, kế toán dự án cũng phải thực hiện việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo một cách khoa học nhất, làm sao để khi cần thì không mất nhiều thời gian để tìm chúng.
Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và phân công của quản lý cấp trên như Kế toán trưởng hay Ban giám đốc,...
Trên đây là nội dung về Kế toán dự án xây dựng thế nào? [2023]. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận