Khi lựa chọn hình thức cho thuê, doanh nghiệp có thể trả một khoản tiền thuê cố định hàng tháng và thời gian trả dài. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng cân đối chi phí, linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn, giảm áp lực về nguồn vốn, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy khi nào thì được xác định là cho thuê? Phương pháp kế toán cho thuê trong một công ty là gì? ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm cho thuê
Theo chuẩn mực kế toán 06 – hợp đồng thuê tài sản có định nghĩa:
“Thuê tài chính: Hợp đồng thuê trong đó bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê gần như toàn bộ rủi ro và lợi thế gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản được chuyển nhượng khi kết thúc thời hạn thuê.
2. Điều kiện để thuê bất động sản là thuê tài chính
Theo chuẩn mực kế toán số 06 – Thuê tài sản quy định:
Hợp đồng thuê nhà phải đáp ứng một trong năm điều kiện sau:
Bên cho thuê chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê;
Khi bắt đầu thuê, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý khi kết thúc thời hạn thuê. Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít nhất một trong ba điều kiện sau đây:
Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;
Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thị trường.
3. Hạch toán thuê tài chính với bên cho thuê
3.1. Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của bên cho thuê
Theo Chuẩn mực kế toán số 06: Thuê tài sản quy định việc ghi nhận thuê tài chính đối với bên cho thuê như sau:
Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính
Đối với thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê
Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp lý phát sinh khi đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chi trả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu
3.2. Phương pháp hạch toán kế toán thuê tài chính đối với bên cho thuê
Theo quy định của Luật thuế thì bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính
Tài sản mua vào dùng để cho thuê đã nộp thuế GTGT thì bên đi thuê sẽ trả dần cho bên cho thuê nếu trong hợp đồng thuê tài chính có quy định rõ các nội dung về: số tiền thuê, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán, thời hạn thuê, chu kỳ thanh toán. Và tài sản để cho thuê phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
Định kỳ theo hợp đồng phản ánh số tiền thu về cho thuê (vốn và lãi)
Nợ TK 111, 112, 1388: Số tiền nhận được của bên đi thuê
Có TK 711, 511, 515: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 228: Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê
Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi
Nợ TK 811
Có TK 228: Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ vào giá trị được đánh giá lại
Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc giá trị còn lại
Nợ TK 811 (hoặc Có TK 711): Chênh lệch giữa giá trị còn lại chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại
Có TK 228: Giá trị còn lại chưa thu hồi
4. Hạch toán thuê tài chính với bên đi thuê
4.1 Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của bên đi thuê
Theo Chuẩn mực kế toán số 06 – Thuê tài sản có quy định:
Bên đi thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài sản; với cùng giá trị là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý; của tài sản và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản của bên đi thuê được tính vào giá trị tài sản thuê
Khoản thanh toán tiền thuê phải được chia thành nợ gốc phải trả từng kỳ và chi phí tài chính
Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán; với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê; thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê; hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.
4.2 Phương pháp hạch toán kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
Theo điều 36 thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán thuê tài chính đối với bên đi thuê như sau:
Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 111, 112,….
Chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản
Nợ TK 341 (2): Vay và nợ thuê tài chính (Số tiền thuê trả trước)
Nợ TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 111, 112,…
Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (giá chưa thuế GTGT)
Có TK 341(2): Vay và nợ thuê tài chính
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Có TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 111, 112:
Hàng kỳ nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính
Trả tiền nợ gốc, tiền lãi thuê cho bên cho thuê
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Nợ TK 341(2): Vay và nợ thuê tài chính
Có TK 111, 112,…
Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào
Nếu thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 133(2): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (Nếu trả tiền ngay)
Có TK 338: Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê)
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)
Nợ TK 627, 641, 642 (nếu thuế GTGT không được khấu trừ thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn)
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)
Có TK 338: Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê)
Trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả bên cho thuê tài sản
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,…
Trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê theo quy định của hợp đồng
Nợ TK 214(2): Hao mòn TSCĐ
Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính (Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 111, 112…Số tiền phải trả thêm
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn
Nợ TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
Nội dung bài viết:
Bình luận