Kế hoạch kinh doanh eat clean

1. Khái niệm về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là hồ sơ được yêu cầu đối với các doanh nghiệp hay công ty mới trong việc tái tổ chức, trong đó doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi lớn trong hoạt động. Kế hoạch này có thể giải thích lịch trình Công ty sẽ sử dụng tiền vay ngân hàng như thế nào, cộng với các mục tiêu quản lý và mục tiêu lợi nhuận trong ba hay năm năm tới. Báo cáo này thường đi kèm với bản báo cáo dự kiến về các thu nhập và các chi phí dự kiến cho cùng một thời kỳ. Hai báo cáo cần được bổ sung lẫn nhau.

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này có thể bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…Kế hoạch kinh doanh do các chủ doanh nghiệp hoặc các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hay những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Nội dung của kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao.

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu mô tả một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, cách doanh nghiệp kiếm tiền, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, tài chính, mô hình hoạt động và nhiều chi tiết khác cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.

Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.

Vậy có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp các chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

2. Nội dung của kế hoạch kinh doanh

Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Do đó, trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp. Một số nội dung cụ thể gồm:

- Xây dựng một bản đề cương về thị trường tham gia, bao gồm chi tiết về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Trong đó cần xác định việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Khách hàng là ai, đối tượng nào, khách hàng tiềm năng là ai, tạo dựng khách hàng tiềm năng như thế nào.

- Nguồn lực tài chính được huy động như thế nào. Các khoản chi tiêu chính, cân đối kế toán và cân đối thu chi, sự vận động của vốn lưu động

- Nêu ra tất cả những mục quan trọng trong đó tất cả những điểm chốt quan trọng phải được giải thích rõ ràng nên kèm theo một sơ đồ tổ chức thực hiện

- Xây dựng nột bảng biểu nội dung trong đó các yếu tố phải được phân tích rõ ràng như: dữ liệu thông dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định...

- Phải có thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc.

- Hoạch định một ngân sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém cho doanh nghiệp.

 

3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh

Để có thể tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình thì phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế hoạch này giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. Nó giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện.

Kế hoạch là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, lập kế hoạch giúp có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Nếu không có kế hoạch thì việc điều chỉnh công việc rất khó và gây khó khăn trong việc phục hồi công việc.

Việc viết kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng để tạo nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.

 

4. Nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch kinh doanh

- Cần phải tính đến mục tiêu và kết quả công việc kinh doanh

- Đánh giá tình hình, kiểm tra lại thực trạng của công ty, doanh nghiệp mình, tạo dựng niềm tin, phải hiểu văn hóa công ty và thực hiện đeo bám quyết liệt để hoàn thành sớm tiến độ Một tóm tắt mang tính thực hiện, nhấn mạnh những điểm chủ yếu về doanh nghiệp.

- Nên đối chiếu với kế hoạch của một tháng. Khi phân tích kết quả, có thể điều chỉnh và nâng cao hơn cho lần sau để khả năng nắm bắt thực tế tốt hơn.

- Khi xây dựng kế hoạch thì câu văn cần ngắn gọn, không sử dụng ngôn ngữ lạ hoặc những từ ngữ địa phương, không cường điệu hóa vấn đề, loại bỏ những câu, đoạn trùng lặp. Nội dung cần phải xem xét và chỉnh sửa một cách kỹ lưỡng, kiểm tra từ cả lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

- Tránh việc dự tính lợi nhuận quá cao, hoặc kế hoạch tài chính kèm theo không hoàn chỉnh hay kế hoạch mà trong đó mục tiêu không cụ thể, hay như trong kế hoạch đánh giá sai tiềm năng thị trường, đề ra viễn cảnh quá lớn, chưa nắm rõ cơ chế phân phối và năng lực của đơn vị

- Chú trọng vào phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh.

 

5. Cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

- Lên ý tưởng kinh doanh: Một ý kinh doanh hay và tốt sẽ giúp chúng ta xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Ý tưởng này bao gồm: các cơ hội, tính khả thi, nhu cầu của thị trường và sự khác biệt.

-. Mục tiêu kinh doanh: phải xác định được mục tiêu khi kinh doanh, thấy những gì đạt được sau khi thực hiện chiến dịch kinh doanh này. Và thời gian vạch ra để đạt được mục tiêu cũng rất quan trọng.

- Thị trường: nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh, như vậy có thể giúp ta chủ động hơn trong các tình huống. Thị trường bao gồm nguồn khách hàng, nhu cầu thị trường,....

- Nhận thức điểm mạnh và khả năng rủi ro: xác định khả năng của mình trong chiến lược kinh doanh của chính mình vạch ra.

- Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch Marketing: Chiến lược Marketing sẽ mang về một lượng khách hàng và đưa sản phẩm mới đến mọi người xung quanh

- Quản lý nhân sự: Nhân sự là một trong những tế bào của công ty, doanh nghiệp...cơ chế quản lý nhân sự bao gồm cả kỹ năng làm việc của họ. Luôn tăng cường sát sao trong quản lý và nâng cao đào tạo phát triển nhân viên cũng là điều cần thiết.

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh: Một kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng về mục tiêu sẽ đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh. Quá trình kinh doanh sẽ phản ánh kế hoạch kinh doanh rõ ràng nhất.

 

6. Lý do cần lập kế hoạch kinh doanh

- Chúng ta có thể đánh giá được tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi chúng ta biến ý tưởng thành thực tế.

- Xác định được mục tiêu của kinh doanh. Việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định và điều chỉnh mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với năng lực và thị trường thực tế. Khi xác định rõ ràng thì sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Đánh giá cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch chúng ta cũng nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và tiến hành phân tích chúng. Chúng ta có thể nhận diện được tiềm ẩn phát sinh trong tương lai. Qua đó có thể dự đoán, đánh giá những phương pháp cải thiện năng lực của mình và định hướng phát triển tốt hơn trên thị trường.

 

 

- Lập kế hoạch kinh doanh có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tâm lý của khách hàng. Thấu hiểu khách hàng là điều rất cần thiết trong kinh doanh và cũng là một trong những quyết định sự thành công của kế hoạch kinh doanh.

- Xác định tài chính. Chúng ta có thể giải thiểu sự phát sinh chi phí khi lập kế hoạch kinh doanh. Có thể lường trước được chi phí phát sinh bất ngờ.

- Thu hút đối tác và nhà đầu tư. Nhà đầu tư đánh giá cao những doanh nghiệp có định hướng rõ ràng. Bởi chắc chắn những kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư hơn là những dự án chưa được lên kế hoạch thực hiện.

- Giúp điều hành, quản lý hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động hiệu quả hơn. Qua bản kế hoạch có thể tận dụng được tối đa nguồn lực, đưa ra các phương án kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân.

- Xác định rủi ro. Thông qua kế hoạch kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp xác định được những thiếu sót trong ý tưởng kinh doanh cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có thể đưa ra những phương án giải quyết rủi ro một cách kịp thời, hiệu quả để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 

7. Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

- Xây dựng uy tín thật tốt: Nhà đầu tư rất quan tâm đến uy tín của nơi mình chuẩn bị đầu tư. Việc xây dựng uy tín là rất cần thiết và phải thể hiện sự uy tín qua các dự án, các sản phẩm đem ra thị trường.

- Chú trọng tiềm năng đầu tư: Bên cạnh xây dựng uy tín thì tiềm năng đầu tư cũng tác động đến nhà đầu tư. Muốn được các nhà đầu tư để ý thì cần phải dành thời gian nghiêm túc, xây dựng cho kế hoạch kinh doanh.

- Biết phân tích cạnh tranh: Các sản phẩm khi đưa ra thị trường thì luôn phải xác định có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phải đánh giá về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đề ra giải pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo