Tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc ở khắp 3 miền đất nước là một thuận lợi cho sự phát triển vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt là kinh doanh vận tải hành khách, tiến tới phát triển cảng thủy nội địa phục vụ du lịch trên cả nước.
Các hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
- Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
Hành khách là người được vận chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vé hợp lệ và người được miễn mua vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa cần lưu ý về một số điều kiện cũng như thủ tục về các giấy phép con bắt buộc phải có trong quá trình hoạt động.
Thủ tục kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa:
- Theo quy định, điều kiện để kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và kinh doanh vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hoạt động thông qua hợp đồng vận tải hành khách: Hợp đồng vận tải hành khách là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên.
- Ngoài ra, đối với từng loại hình vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện các thủ tục xin chấp thuận vận tải hành khách tương ứng, theo đó bao gồm:
1. Thủ tục chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định trên tuyến đường thủy nội địa hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định trên đường thủy nội địa;
- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức khai thác cảng, bến thủy nội địa đồng ý cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
- Phương án khai thác tuyến;
- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải liên quan trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải, ý kiến của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia. Thời hạn trả lời: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Giao thông vận tải;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách theo tuyến cố định trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Thủ tục chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định đối với tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Chi cục Đường thủy nội địa khu vực.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định trên đường thủy nội địa;
- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức khai thác cảng, bến thủy nội địa đồng ý cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
- Phương án khai thác tuyến;
- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư có đăng ký ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải liên quan trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải, của Sở Giao thông vận tải liên quan trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương. Thời hạn trả lời: Trong 02 ngày làm việc;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách theo tuyến cố định trên đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Thủ tục chấp thuận vận tải hành khách ngang sông
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách ngang sông hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách ngang sông;
- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức khai thác bến khách ngang sông đồng ý cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (nếu có); Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (nếu có).
Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải liên quan trong trường hợp phương tiện hành trình qua vùng nước hàng hải, ý kiến của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trong trường hợp phương tiện hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia liên quan;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách ngang sông. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Nội dung bài viết:
Bình luận