
1. Quy định về chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
– Nội dung khác có liên quan.
2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng
Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Ngoài ra, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi:
- Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi kết hôn hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận.
- Tại thời điểm xác lập thỏa thuận, vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba không tự nguyện
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn.
3. Chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào ?
Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Trường hợp 1: Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
• Trường hợp 2: Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
• Trường hợp 3: Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
4. Thay đổi (sửa đổi, bổ sung) nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng
Vợ chồng hoàn toàn được quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng đã được công chứng trước khi kết hôn. Điều 49 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
Vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình, như sau:
– Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
– Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
– Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
– Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này. Tức là thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Pháp luật không quy định hạn chế số lần vợ chồng sửa đổi, bổ sung thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng.
5. Hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng đã được công chứng
Vợ chồng được quyền hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng đã được công chứng trước khi kết hôn. Cụ thể Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Như vậy, khi vợ chồng hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì đương nhiên việc xác định tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng… được thực hiện theo quy định của pháp luật.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
Phản hồi (0)