Thủ tục ủy quyền mua bán đất là một hình thức thay vì ký giấy tờ mượn nợ thì hai bên thỏa thuận chuyển sang hình thức ký hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất. Mượn nợ bằng hình thức này mang lại rủi ro lớn cho bên ủy quyền. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền, người ủy quyền có thể hủy thủ tục ủy quyền mua bán đất khi đã trả nợ xong. Thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

THỦ TỤC HỦY ỦY QUYỀN MUA BÁN ĐẤT KHI ĐÃ TRẢ NỢ XONG

THỦ TỤC HỦY ỦY QUYỀN MUA BÁN ĐẤT KHI ĐÃ TRẢ NỢ XONG

1. Hợp đồng ủy quyền mua bán đất

  • Hợp đồng ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền trong một thời hạn nhất định.
  • Ở đây, giao dịch ủy quyền mua bán đất thực chất là mượn nợ nhưng thay vì ký giấy mượn nợ thì cả hai bên lại xác lập hợp đồng ủy quyền mua bán đất.
  • Theo quy định của pháp luật, giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập.

Do đó, hợp đồng ủy quyền này là trái với quy định của pháp luật do giả tạo.

2. Cách chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán đất

2.1 Các bên tham gia ủy quyền thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng tại văn phòng công chứng

Theo quy định tại Luật công chứng tại Điều 51 về Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

  • Việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng khi có sự thỏa thuận, cam kết của các bên tham gia hợp đồng.
  • Việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng được thực hiện tại văn phòng công chứng dã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
  • Thủ tục hủy bỏ được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng.

Như vậy, khi một trong hai bên muốn hủy hợp đồng ủy quyền bán đất thì có thể tuân theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014 trên. Hợp đồng này có thể hủy bỏ khi cả hai bên tham gia cùng nhau “thỏa thuận” và được thực hiện tại văn phòng công chứng để chấm dứt hợp đồng. Sau khi thực hiện xong thủ tục, hợp đồng ủy quyền sẽ không còn giá trị pháp lý và các giao dịch sau đó sẽ trở nên vô hiệu.

Lưu ý: chỉ thực hiện khi cả hai bên tham gia hợp đồng cùng thực hiện điều trên.

2.2 Bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán đất

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 569 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền.

  • Ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền.
  • Ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền.
  • Bên ủy quyền phải thông báo cho người thứ ba về việc hủy hợp đồng ủy quyền

Như vậy căn cứ vào quy định trên thì người ủy quyền có thể đơn phương CHẤM DỨT hợp đồng ủy quyền mà không cần có sự đồng ý của bên nhân ủy quyền.

Như vậy, sau khi bên ủy quyền đã trả xong khoản nợ cho bên nhận ủy quyền thì bên ủy quyền có thể tự làm đơn hoặc nhờ luật sư làm đơn về việc thông báo chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Và sau khi thực hiện thủ tục hủy bỏ thì hợp đồng hủy bỏ không còn giá trị pháp lý và mọi giao dịch sau khi thực hiện thủ tục là vô hiệu.

big-img3-3

3. Giải quyết khi phát sinh tranh chấp

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh thì một trong hai bên có thể khởi kiện tại tòa án án để giải quyết tranh chấp trên với trình tự như sau:

  • Nộp đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết kèm hồ sơ, giấy tờ liên quan về việc ủy quyền mua bán đất này
  • Tòa ra thông báo nộp tạm ứng án phí nếu đủ điều kiện
  • Sau khi nhận biên lai tiền tạm ứng án phí, Tòa ra quyết định thủ lý vụ án
  • Tòa giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Hồ sơ cần thiết để hủy ủy quyền mua bán đất bao gồm những gì?

Trả lời: Hồ sơ hủy ủy quyền mua bán đất thường bao gồm:

  • Đơn yêu cầu hủy ủy quyền mua bán đất.
  • Bản gốc hợp đồng ủy quyền đã ký kết.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
  • Biên lai hoặc giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
  • Giấy tờ tùy thân của người ủy quyền và người được ủy quyền (CMND/CCCD/Hộ chiếu).
  • Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

4.2 Có thể tự hủy ủy quyền mà không cần đến cơ quan công chứng không?

Trả lời: Thông thường, việc hủy ủy quyền mua bán đất cần được thực hiện tại cơ quan công chứng hoặc UBND cấp có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý và tránh tranh chấp sau này.

4.3 Nếu người được ủy quyền không đồng ý hủy ủy quyền thì phải làm sao?

Trả lời: Nếu người được ủy quyền không đồng ý hủy ủy quyền, người ủy quyền có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết. Tòa án sẽ xem xét các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để đưa ra phán quyết phù hợp.

4.4 Sau khi hủy ủy quyền, các giao dịch trước đó có bị ảnh hưởng không?

Trả lời: Sau khi hủy ủy quyền, các giao dịch trước đó được thực hiện bởi người được ủy quyền (nếu hợp pháp và đúng quy định) vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, người ủy quyền sẽ tự mình thực hiện các giao dịch tiếp theo liên quan đến thửa đất đó.

Trên đây là một số thông tin về THỦ TỤC HỦY ỦY QUYỀN MUA BÁN ĐẤT KHI ĐÃ TRẢ NỢ XONG. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… Hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm.