Thẩm quyền hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư

Các nhà đầu tư khi muốn tiến hành một dự án đầu tư trước hết cần phải trình nộp hồ sơ về các nội dung như mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án,... lên cơ quan có thẩm quyền. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành quyết định chủ trương đầu tư do các nhà đầu tư đề lên. Vậy Thẩm quyền hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư được quy định như thế nào? Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về Các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư [Chi tiết 2023] thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.

1. Chủ trương đầu tư là gì?

“Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.”

Nội dung được trích theo quy định tại Điều 4 Khoản 7 Luật đầu tư công 2019, được áp dụng từ ngày 01/01/2020.

2. Điều chỉnh dự án đầu tư là gì?

Căn cứ điều 41 Luật Đấu tư năm 2020 quy định về điều chỉnh dự án đầu như sau:

(1) Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3) Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

- Kéo dài tiến độ dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

- Điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án đầu tư;

- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

(4) Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

- Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà nước đầu tư chậm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

- Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

- Thay đổi mục tiêu đa được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

(5) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.

(6) Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.

(7) Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.

3. Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 

Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:

"Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:

a) văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung điều chỉnh, lý do điều chỉnh;

b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc báo cáo nghiên cứu kahr thi điều chỉnh;

c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.

d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

4. Thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 

Căn cứ Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, cụ thể như sau:

- Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ kế hoạch và Đầu tư.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

- Hồ sơ trình chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:

+ Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu có liên quan (nếu có).

- Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.

- Hồ sơ CHính phủ trình Quốc hội gồm:

+ Tờ trình của Chính phủ;

+ Các tài liệu, hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Từ những phân tích ở trên, việc thay đổi nội dung, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư được tiến hành như sau:

- Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải trình bày rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án.

- Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dư án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định.

- Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ trong các trường hợp sau đây.

a) Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triên rkhai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Chủ trương đầu tư là gì?

Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.

5.2 Nộp hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ ở đâu? 

Nơi nhận: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5.3 Nộp hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế ở đâu?

Nơi nhận: Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

5.4 Quy định về việc thay đổi thuật ngữ liên quan đến chủ trương đầu tư như thế nào?

Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 giải thích về khái niệm “chấp thuận chủ trương đầu tư” là việc “cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt để thực hiện dự án đầu tư”. Đây là một điểm mới mà các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế hết sức lưu ý trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Bởi vì thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các văn bản trong hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác trong quá trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Từ ngày 01/01/2020, không còn tồn tại văn bản là “Quyết định chủ trương đầu tư”. Văn bản thay thế là: “Chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Trên đây là bài viết về Thẩm quyền hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo