Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu theo quy định [Chi tiết 2023]

Mô tả nhãn hiệu là một trong những phần quan trọng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu để cơ quan đăng ký nhãn hiệu có cơ sở để xem xét và xác định cụ thể nhãn hiệu. Vì thế mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện mô tả nhãn hiệu theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu theo quy định. Mời các bạn tham khảo.

To Khai Dang Ky Nhan Hieu
Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu theo quy định

1. Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

Bên cạnh đó,  theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,...chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

(ii) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn nhiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

3. Tại sao cần mô tả nhãn hiệu

Xuất phát từ định nghĩa về nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ, chính bởi vì nhãn hiệu là yếu tố được dùng để phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân. Nên việc mô tả nhãn hiệu càng cần phải rõ ràng và phải được thể hiện một cách chính thức thông qua Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Việc mô tả nhãn hiệu là cần thiết, bởi những lý do sau:

- Việc mô tả nhãn hiệu chính là công cụ để chủ đơn đăng ký nhãn hiệu thể hiện ý chí của mình đối với nhãn hiệu. Bao gồm việc chỉ ra các yếu tố tạo thành nhãn hiệu như: Màu sắc; nội dung; ý nghĩa tổng thể… Nói cách khác, mô tả nhãn hiệu là một hình thức thể hiện nhận định của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu với nhãn hiệu mà mình nộp đơn đăng ký một cách chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nội dung mô tả nhãn hiệu là một phần căn cứ quan trọng để Cơ quan có thẩm quyền- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét nội dung trong suốt quá trình thẩm định nhãn hiệu. Thẩm định nhãn hiệu ở đây bao gồm: Thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.

- Mô tả nhãn hiệu đúng với mẫu nhãn hiệu đăng ký là một trong số yếu tố để đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ. Trường hợp nội dung mô tả nhãn hiệu của chủ đơn không phù hợp hoặc không khớp với nội dung thể hiện trên mẫu nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ có thể từ chối chấp nhận đơn hợp lệ với nhãn hiệu đó do đơn không hợp lệ về mặt hình thức.

- Việc mô tả nhãn hiệu chuẩn chỉ còn giúp cho chủ đơn thể hiện rõ ý chí và mong muốn bảo hộ nhãn hiệu với cơ quan nhà nước. Cụ thể về phần chữ, phần hình, màu sắc, ý nghĩa. Mỗi yếu tố này, đều có thể ảnh hướng tới khâu thẩm định nội dung của nhãn hiệu và phạm vi quyền của chủ đơn với nhãn hiệu đó.

4. Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu

Cách viết mô tả nhãn hiệu thì chủ doanh nghiệp sẽ phải điền trực tiếp trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của pháp luật. Trong mẫu tờ khai này sẽ có những nội dung mô tả mà doanh nghiệp phải điền chính xác từ mô tả chi tiết nhãn hiệu cho đến màu sắc.

  • Mô tả màu sắc nhãn hiệu

Nhãn hiệu của một doanh nghiệp, cá nhân sẽ được thể hiện bởi 1 hoặc nhiều màu sắc kết hợp với nhau. Trường hợp nếu có màu sắc khác ngoài trắng và đen thì chúng phải được in màu với kích thước trùng nhau và trùng với kiểu nhãn hiệu đăng ký trên tờ khai.

Nên in màu mẫu nhãn hiệu ra trước khi tiến hành việc mô tả và liệt kê màu sắc bởi đôi khi màu sắc nhãn hiệu sẽ có sự khác biệt giữa xem trên máy tính với xem mẫu nhãn hiệu khi in trên giấy.

  • Mô tả chi tiết nhãn hiệu:

Nhãn hiệu có thể được tạo thành bởi chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố này. Do đó, để khái quát phần mô tả nhãn hiệu, nên chỉ rõ nhãn hiệu gồm những thành phần nào như:

  • Gồm riêng phần chữ
  • Chỉ riêng phần hình
  • Sự kết hợp giữa cả phần hình và phần chữ.

Để mô tả nhãn hiệu ngắn gọn, súc tích và hiệu quả bạn thực hiện mô tả nhãn hiệu theo một trong những nguyên tắc sau:

  • Từ trên xuống dưới;
  • Từ trái qua phải;
  • Từ ngoài vào trong.

Áp dụng theo thứ tự này, dù nhãn hiệu có nhiều chi tiết, bản mô tả cũng đảm bảo chứa đựng đầy đủ nội dung, không bị trùng lặp hay rối nghĩa.

Việc mô tả phải đảm bảo tiêu chí:

  • Ngắn gọn, súc tích và đủ ý.
  • Chính xác và phù hợp với nội dung của mẫu nhãn hiệu.
  • Giúp người đọc dù chỉ đọc mô tả cũng có thể mường tượng ra nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu có chứa ý nghĩa, phần hình có sự tượng trưng, cách điệu thì chủ đơn cũng nên chỉ rõ nội dung này. Tuy nhiên không nên sa đà dẫn đến lan man, không cần thiết đối với mô tả nhãn hiệu.

+ Mô tả phần chữ

Mô tả nhãn hiệu đối với phần chữ cũng được viết dựa trên nguyên tắc chung đã nêu ở trên. Mô tả theo thứ tự hoặc từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải hoặc từ ngoài vào trong.

Lưu ý: Đối với khi mô tả phần chữ của nhãn hiệu, trường hợp phần chữ của nhãn hiệu ở dạng tiếng nước ngoài thì chủ đơn cần dịch nghĩa tiếng Việt và kèm theo phiên âm đối với ngôn ngữ tượng hình.

+ Mô tả phần hình

Tương tự nguyên tắc chung. Nhãn hiệu có chứa phần hình cần được mô tả lần lượt theo thứ tự trên –dưới, trái- phải, ngoài- trong để tạo ra mạch lạc khi mô tả, đủ ý nhưng cũng đảm bảo ngắn gọn, súc tích.

Trên đây là tất cả thông tin về Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu theo quy định mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo