Xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung để duy trì và cải thiện sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ít người biết dùng sản phẩm đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết này, ACC sẽ hướng dẫn sử dụng thực phẩm bổ sung và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bổ sung và những lưu ý quan trọng
I. Thực phẩm bổ sung là gì?
Có rất nhiều sản phẩm được bán dưới dạng "thực phẩm bổ sung" (được mô tả là "thực phẩm chức năng" ở Hoa Kỳ), có sẵn để mua từ các cửa hàng và qua Internet. Các sản phẩm này bao gồm các chất bổ sung vitamin và khoáng chất (ví dụ: vitamin tổng hợp, vitamin E, kẽm), các sản phẩm từ thực vật hoặc thảo dược, chất bổ sung protein và nhiều sản phẩm khác (ví dụ: glucosamine hoặc probiotics). Thực phẩm bổ sung cũng có sẵn ở nhiều dạng và liều lượng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, bột, đồ uống, dầu và tùy thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng, ví dụ: thực phẩm bổ sung cho người lớn, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người già.
II. Phân loại thực phẩm bổ sung
1. Thực phẩm bổ sung Vitamin, khoáng chất.
Nhóm thực phẩm bổ sung Vitamin, khoáng chất: Các loại Vitamin và khoáng chất có nhiều trong trái cây, sữa… Việc bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn. Như Vitamin A giúp mắt sáng hơn, Vitamin D giúp hấp thụ Canxi tốt cho xương…
2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên.
Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên: Là nhóm sản phẩm phổ biến nhất bao gồm viên sủi tăng lực, viên đề phòng loãng xương, viên thoái hóa khớp…có chức năng chống oxy hóa vì các viên có hoạt chất sinh học từ thảo dược. Thực phẩm chức năng dạng viên có nhiều dạng bào chế khác nhau như: viên nén, viên nang, viên sủi…
3. Thực phẩm chức năng không béo, không đường, giảm năng lượng (thực phẩm thảo dược).
hực phẩm chức năng không béo, không đường, giảm năng lượng: Thường thấy là các sản phẩm ở dạng trà thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm béo giảm cân, tăng cường sức đề kháng.
4. Thực phẩm chức năng nước giải khát, nước tăng lực.
Thực phẩm chức năng nước giải khát, nước tăng lực: Các sản phẩm được chiết xuất từ dạng nước giải khát, nước tăng lực nhằm cung cấp năng lượng cho những vận động viên thể thao, người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hoặc lao động nặng nhọc.
5. Thực phẩm bổ sung chất xơ.
Thực phẩm bổ sung chất xơ: Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và là chất cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa Cholesterol phòng ngừa bệnh suy vành, sỏi mật, tăng cường cảm giác no, giảm cảm giác đói giúp giảm cân.
6. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường chức năng đường ruột.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường chức năng đường ruột: Thường được bào chế từ sữa cung cấp khuẩn lợi cộng sinh chứa Probiotics và Prebiotics tạo sự cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe.
7. Thực phẩm bổ sung đặc biệt.
Thực phẩm bổ sung đặc biệt: Đây là loại thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất đặc biệt để nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp… Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt thường sử dụng cho nhóm người dùng đặc biệt như: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, phi hành gia, vận động viên…
III. Lưu ý quan trọng khi sử dụng các thực phẩm bổ sung
1. Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc chữa bệnh
Mặc dù có cách trình bày và cách đóng gói tương tự (viên nang, bột, viên ngậm, viên nén, siro…) nhưng thực phẩm bổ sung là những sản phẩm được bán mà không cần đơn và không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, không dùng thực phẩm bổ sung để thay thế cho việc điều trị y tế.
2. Dùng khi cần và theo hướng dẫn
Một số chế độ ăn uống có thể giúp bạn có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết nên không cần dùng đến thực phẩm bổ sung. Việc dùng quá nhiều thực phẩm bổ sung mà không hiểu rõ cơ thể của bạn đang cần gì sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như: ngộ độc, dư thừa chất dinh dưỡng,...
Ví dụ về việc dùng quá liều vitamin C có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đồng - một vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Quá nhiều phospho có thể gây cản trở việc hấp thu calci. Cơ thể không thể đào thải một lượng lớn vitamin A, D, và K. Nếu bạn hấp thu với số lượng quá lớn, các loại vitamin trên sẽ bị tích tụ trong cơ thể tới ngưỡng gây độc tính.
3. Cần thận trọng khi dùng
Hãy thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung, ngoài thực phẩm bổ sung tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai trước khi sinh, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, cha mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ uống chất bổ sung, trừ khi được các bác sĩ khuyến nghị. Vì nhiều chất bổ sung chưa được kiểm tra kỹ về độ an toàn ở trẻ em và những người đang mang thai hoặc cho con bú.
Trong trường hợp phát hiện thấy mình có phản ứng xấu với thực phẩm bổ sung, nên ngừng sử dụng và báo cho cơ quan chăm sóc sức khỏe hoặc cơ quan quản lý về thực phẩm và dược phẩm.
IV. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Thực phẩm bổ sung có an toàn không?
Thực phẩm chức năng được coi là an toàn nếu được sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sử dụng thực phẩm chức năng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng:
- Chỉ sử dụng thực phẩm chức năng khi cần thiết: Bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm chức năng khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống thông thường.
- Lựa chọn thực phẩm chức năng uy tín: Bạn nên lựa chọn thực phẩm chức năng của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Không tự ý sử dụng thực phẩm chức năng: Bạn không nên tự ý sử dụng thực phẩm chức năng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 2: Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không?
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh, mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và nâng cao sức khỏe.
Câu 3: Lạm dụng thực phẩm bổ sung là gì?
Lạm dụng thực phẩm bổ sung là việc sử dụng thực phẩm bổ sung quá mức, vượt quá nhu cầu của cơ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận