Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, cơ quan khi tuyển dụng hoặc các cơ sở giáo dục đại học, cao học tuyển sinh,... đều bắt buộc ứng cử viên, thí sinh phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp khi nộp hồ sơ. Vậy, thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

*Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP;
- Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC;
- Khoản 7 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.
1. Chứng thực bằng cấp là gì?
Bằng cấp là văn bằng được trao cho người đã hoàn tất khóa học. Đây được xem như một loại giấy chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của người sở hữu nó.Bằng cấp cũng được xem như thước đo của sự thành công trên con đường học vấn, là mục tiêu mà người học luôn phấn đấu để đạt được.
Việc đạt được bằng cấp sẽ phản ánh một phần nào đó sự nỗ lực, cố gắng của mỗi cá nhân. Khi người học đạt tới trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thì có khẳng định được niềm say mê với công việc nghiên cứu, sự nghiêm túc theo đuổi ngành nghề chuyên môn. Trong công việc, bằng cấp của ứng viên là một trong những tiêu chí được các nhà tuyển dụng quan tâm.
2. Điều kiện bằng cấp được chứng thực
- Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Không thuộc các văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Địa điểm chứng thực bằng cấp:
- Phòng tư pháp cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng công chứng.
Trên phạm vi cả nước không phụ thuộc nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
4. Hướng dẫn chứng thực bằng cấp
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Lưu ý: Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Lưu ý: Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
*Thời gian giải quyết:
Sau khi nhận được yêu cầu chứng thực và xét thấy bản chính có đầy đủ căn cứ để chứng thực thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải chứng thực bản sao từ bản chính ngay.
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
*Phí chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, bằng cấp:
- Phí chứng thực do Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thu như sau:
Stt |
Nội dung thu |
Mức thu |
1 | Phí chứng thực bản sao từ bản chính | 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính |
- Phí chứng thực do văn phòng công chứng thu như sau:
=> Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC về Hướng dẫn chứng thực bằng cấp dành cho quý bạn đọc. Chúng tôi đã lựa chọn, tổng hợp và phân tích những vấn đề pháp lý liên quan nhất , hy vọng đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới để được kịp thời hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận