Tiền thưởng của huân chương vì sự nghiệp giáo dục

Kỷ niệm huy chương vì sự nghiệp giáo dục là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục được cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận khi đạt được một trong số các tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn nhận huy chương vì sự nghiệp giáo dục như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Huy chương vì sự nghiệp giáo dục

1. Huy chương vì sự nghiệp giáo dục

Trước khi tìm hiểu về tiền thưởng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” được áp dụng cho ba đối tượng với các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất: đối với cá nhân trong ngành Giáo dục

– Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20 năm trở lên. Trường hợp cá nhân đang công tác được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục nhận công tác trong ngành Giáo dục thì thời gian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục để xét tặng Kỷ niệm chương. Cá nhân có đủ thời gian công tác nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm, tính từ thời điểm hết thời hạn chịu kỷ luật; thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;

– Cá nhân đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn so với thời gian quy định của pháp luật (đủ 20 năm trở lên) là 05 năm.

Thứ hai: Cá nhân ngoài ngành Giáo dục

– Đã đảm nhiệm chức vụ quản lý đủ một nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên, có nhiều đóng góp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục;

– Có nhiều đóng góp xây dựng, ủng hộ tài chính, hiện vật cho sự phát triển ngành Giáo dục, được đơn vị thụ hưởng xác nhận.

Thứ ba: Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Việt Nam, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Giáo dục Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế.

2. Tiền thưởng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục

Trước đây, tại Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 và các Nghị định trước đó đều quy định mức khen thưởng đối với Kỉ niệm chương của các Bộ, ban ngành đoàn thể là không quá 0,6 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào quy định này, hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ đều xây dựng quy chế chi ở mức 0,6 lần mức lương cơ sở đối với người được nhận kỉ niệm chương.

Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có lẽ vì số lượng viên chức đông nên Bộ chỉ quy định mức thưởng chung là 200.000 đồng/kỉ niệm chương.

Những nhà giáo khi được nhận kỉ niệm chương thì cảm xúc đầu tiên đó niềm tự hào, vinh dự vì sự đóng góp của mình cho nghề nghiệp đã được ngành ghi nhận, mặc dù số tiền thưởng không nhiều, nếu không nói là quá ít so với các ngành khác hoặc các danh hiệu thi đua khen thưởng khác.

Cụ thể, theo quy định khen thưởng năm 2016 (lương cơ sở là 1.210.000 đồng), cá nhân được giấy khen của Uỷ ban nhân dân huyện (hoặc sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh) thì mức khen là 0,3 lần mức lương cơ sở với số tiền là 363.000 đồng; chiến sĩ thi đua cơ sở là 1,0 lần mức lương cơ sở với số tiền là 1.210.000 đồng.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ra đời thì không còn quy định mức thưởng đối với Kỉ niệm chương.

Đây là quy định chung, song một số ngành đã vận dụng xây dựng quỹ khen thưởng riêng cho ngành mình nên về cơ bản quyền lợi của người lao động khi nhận Kỉ niệm chương vẫn không có gì thay đổi, còn phần lớn các cơ sở giáo dục trong cả nước thì chưa làm được việc này. Điều đó khiến nhiều nhà giáo không khỏi chạnh lòng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo