Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải (hay người khai thác – operator) tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua 1 hoặc nhiều điểm transit đến điểm/cảng đích. Tùy vào trách nhiệm được phân chia trên toàn bộ qúa trình vận tải, các loại chứng từ vận tải khác nhau sẽ được sử dụng. Kinh doanh vận tải đa phương thức là hình thức một người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác kí một hợp đồng vận tải đa phương thức. Và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng; hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức. Có trách nhiệm về hàng hóa theo hợp đồng, người gửi hàng trả phí khi sử dụng dịch vụ.
1. Vì sao phải ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP về Vận tải đa phước thức thì: “Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng”.
Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Vận tải đa phương thức (VTĐPT) đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển) vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa nên việc phải ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức là điều vô cùng cần thiết.
2. Các bước cơ bản để soạn thảo hợp đồng:
Bước 1: Tìm kiếm mẫu được quy định (nếu có), tham khảo những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung của hợp đồng;
Bước 2: Sắp xếp Điều khoản của hợp đồng sao cho phù hợp;
Bước 3: Soạn thảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật;
Bước 4: Kiểm tra lại nội dung, chỉnh sửa và hoàn thiện hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng vận tải đa phương thức cập nhật.
Lưu ý: Mẫu Hợp đồng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm mục đích hướng dẫn soạn thảo hợp đồng sử dụng hình ảnh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o------
Tp. HCM, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Số: .../2022/ …
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ vào Luật Thương mại 2005;
- Căn cứ vào nhu cầu, thỏa thuận và sự tự nguyện của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng …… năm …, Tại địa chỉ: ………………………………………., Chúng tôi gồm có:
Bên A
Ông/bà : …………………………………………………………………………
CMND số : ………………… Cấp ngày: ……………….. Nơi cấp: ………………
Địa chỉ : …………………………………………………………………………
Điện thoại : …………………………………………………………………………
Bên B
Công ty : ………………………………………………………………………….
ĐKKD số : ………………… Cấp ngày: ……………….. Nơi cấp: ……………….
Địa chỉ : ………………………………………………………………………….
Điện thoại : ………...……………………………………………………………….
Người đại diện : ………………………………………………………………………….
Ông/bà : …………………………… - Chức vụ: ………………………………
Bên A và Bên B (Sau đây gọi tắt là “Hai Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
Bên A đề nghị và Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ vận tải đa phương với hàng hàng hóa của Bên A. Cụ thể như sau:
- Hàng hóa: … Bên A chịu trách nhiệm hoàn toàn về chủng loại hàng bên trong bao bì
- Khi có nhu cầu vận chuyển, Bên A sẽ thông báo cho Bên B trước thổi thiểu…. bằng Fax hoặc điện thoại hoặc email để Bên B chuẩn bị phương tiện, Bên A báo cho Bên B trong giờ làm việc của Bên B, cụ thể từ … Thời gian này có thể linh động tùy theo mùa vụ và thời điểm tuyến đường và hạn giao cho khách hàng.
Điều 2. Giá dịch vụ
2.1 Đơn giá của dịch vụ vận chuyển mà Bên B cung cấp cho Bên A được quy định tại Phụ lục của Hợp đồng này
2.2 Từ năm thứ … của hợp đồng trở đi, trường hợp giá xăng dầu trên thị trường biến động tăng thì Bên B có quyền đề nghị thương lượng để điều chỉnh giá cho hợp lý, Bên B yêu cầu điều chỉnh giá phải gửi cho Bên còn lại bằng văn bản trước …, và trong thời gian hai bên xem xét điều chỉnh giá thì các bên vẫn phải thực hiện theo mức giá của Hợp đồng này hoặc của Phụ lục hợp đồng gần nhất mà hai bên đã ký kết. Việc điều chỉnh giá được lập thành Phụ lục của Hợp đồng và có chữ ký của hai Bên, các Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có hiệu lực cùng với hiệu lực của Hợp đồng
Điều 3. Địa điểm giao nhận hàng và quy trình thực hiện dịch vụ:
3.1 Địa điểm giao nhận: Bên B nhận hàng và giao hàng theo các địa chỉ theo chỉ định của Bên A cho từng lô hàng
3.2 Bên B cung cấp đầy đủ thông tin như tên tài xế, CMND, ngày cấp, điện thoại, số xe,…
3.3 Tổng thời gian vận chuyển sẽ căn cứ vào Thông báo của Bên A quy định tại khoản 1.2, Điều 1 của Hợp đồng này. Thời gian vận chuyển sẽ được tính là từ khi xe vào bốc hàng đến khi hàng được giao xong tại các địa điểm đã được Bên A chỉ định trước
Điều 4. Phương thức thanh toán
4.1 Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán Phí dịch vụ cho Bên B bằng phương thức chuyển khoản vào tài khoản của Bên B
4.2 Quy trình thanh toán:
- Việc chốt số liệu để xuất hóa đơn…
- Bên A thanh toán phí dịch vụ vào ngày…
- Thông tin của người thụ hưởng:
CÔNG TY…
Tài khoản:…
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
5.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A
5.1.1 Cung cấp toàn bộ danh sách địa chỉ nhận hàng chi tiết để Bên B có kế hoạch vận chuyển
5.1.2 Gửi thông báo yêu cầu dịch vụ cho Bên B trong thời gian như đã thỏa thuận tại Điều 1.2 của Hợp đồng này để Bên B lên kế hoạch và chuẩn bị phương tiện vận chuyển.
5.1.3 Chịu toàn bộ trách nhiệm về tính pháp lý, chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa.
5.1.4 Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí dịch vụ vận chuyển cho Bên B. Vì bất cứ lý do gì. Bên A không thanh toán phí dịch vụ cho Bên B đầy đủ và đúng hạn thì Bên B có quyền giữ lại hàng hóa hoặc tài sản khác của Bên A để khấu trừ hoặc đảm bảo việc thanh toán của Bên A.
…
5.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.2.1 Mua và duy trì bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong suốt thời hạn hiệu lực của Hợp đồng này.
5.2.2 Bên B chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của phương tiện vận tải khi tham gia lưu thông và tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông
5.2.3 Mọi rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa sẽ do Bên B chịu kể từ thời điểm hàng hóa được xếp lên xe cho đến khi được nhập kho tại các địa điểm mà Bên A đã chỉ định. Trừ trường hợp bất khả kháng
…
Điều 6. Trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng thì sẽ miễn trừ mọi ràng buộc nghĩa vụ của Bên đó theo Hợp đồng với điều kiện sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp gây cản trở, chậm trễ, đình trệ việc thực hiện nghĩa vụ của Bên đó theo Hợp đồng này
- Bên bị ảnh hưởng đã cố gắng để tìm mọi biện pháp cũng như khắc phục hẩu quả để thực hiện nghĩa vụ của mình
- …
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
7.1 Mọi tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này sẽ hai bên sẽ ưu tiên thương lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác, cùng nhau phát triển
7.2 Nếu không thương lượng giải quyết được thì vụ việc sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
Điều 8. Điều khoản chung
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng.
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản giao cho mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
(Ghi chú: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, hai bên vận dụng và có thể thỏa thuận để thêm hoặc bớt nội dung của Hợp đồng nhưng không được trái với các quy định của pháp luật)
BÊN A BÊN B
Nội dung bài viết:
Bình luận