Hợp đồng ủy thác cho vay

Hợp đồng là một khái niệm quen thuộc đã xuất hiện từ sớm trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong giao dịch hằng ngày tồn tại khá nhiều loại hợp đồng. Pháp luật có liên quan đến hợp đồng sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan trực tiếp đến hợp đồng và các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng có hình thức, nội dung, cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Vậy hợp đồng ủy thác cho vay là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Hợp đồng ủy Thác Cho Vay

1. Khái quát về hợp đồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Có một số loại hợp đồng thông dụng chứng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến như sau:

  • Hợp đồng mua bán tài sản (được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng vay tài sản (được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng thuê tài sản (được quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất (được quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng dịch vụ (được quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng ủy quyền (được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Hợp đồng lao động (được quy định tại Bộ luật Lao động 2019)
  • Hợp đồng xuất nhập khẩu (được quy định tại Luật Thương mại 2005)

2. Hợp đồng ủy thác cho vay

Ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-NHNN được quy định như sau:

Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-NHNN cũng quy định Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho vay đối với khách hàng vay vốn.

Như vậy, có thể hiểu rằng, ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân, hay còn gọi là bên nhận ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một công việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Về mặt nội dung, Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định, Hợp đồng ủy thác phải có tối thiểu các nội dung sau đây:

  • Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
  • Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác. Đối với trường hợp ủy thác mua trái phiếu, ngoài việc quy định đích danh hoặc các thông tin để xác định được tổ chức phát hành, phải quy định cụ thể loại trái phiếu, thời hạn của trái phiếu;
  • Mục đích ủy thác;
  • Phạm vi, nội dung ủy thác;
  • Thời hạn ủy thác;
  • Phí ủy thác;
  • Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;
  • Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);
  • Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;
  • Chấm dứt hợp đồng trước hạn;
  • Xử lý tranh chấp.

Ngoài các nội dung nêu trên thì hợp đồng ủy thác còn có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng. Các thỏa thuận đó phải phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác cho vay

3.1. Đối với bên Bên ủy thác

Theo quy định tại Điều 6 Thông tu 30/2014/TT-NHNN, Bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác cho vay có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh bên nhận ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu bên nhận ủy thác báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác;

- Giám sát, kiểm tra việc bên nhận ủy thác thực hiện nội dung, phạm vi được ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh các quyền thì trong hợp đồng ủy thác cho vay, Bên ủy thác có các nghĩa vụ sau cần thực hiện:

- Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng của bên nhận ủy thác để đảm bảo bên nhận ủy thác có đủ khả năng thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác;

- Chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin, tài liệu có liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.

3.2. Đối với bên nhận ủy thác

Nếu như Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác thì Điều 7 của Thông tư này quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác. Theo đó, Bên nhận ủy thác có các quyền sau:

- Từ chối các yêu cầu của bên ủy thác liên quan đến phạm vi và nội dung ủy thác, đối tượng ủy thác không được quy định tại hợp đồng ủy thác hoặc không đúng quy định pháp luật;

- Được nhận phí ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên nhận ủy thác có các nghĩa vụ cụ thể như sau tỏng hợp đồng ủy thác cho vay:

- Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động của bên ủy thác để đảm bảo bên ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đúng nội dung, phạm vi ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ủy thác của đối tượng ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên ủy thác về tình hình thực hiện nội dung ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Chuyển trả cho bên ủy thác tất cả lợi ích hợp pháp, các hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định tại hợp đồng ủy thác.

Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn, bên nhận ủy thác chuyển trả cho bên ủy thác số tiền ủy thác chưa giải ngân, tất cả lợi ích hợp pháp và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến ngày chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn theo quy định tại hợp đồng ủy thác;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề hợp đồng ủy thác cho vay, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về hợp đồng ủy thác cho vay vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo