Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất

Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu là văn bản pháp lý thiết lập quan hệ ủy thác giữa bên xuất khẩu và bên ủy thác. Hợp đồng này xác định rõ vai trò, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình xuất khẩu sản phẩm.

Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất

Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất

1. Ủy thác xuất khẩu là gì?

Ủy thác xuất khẩu là một phương pháp mà doanh nghiệp thuê một công ty thứ ba (forwarder hoặc công ty chuyên dịch vụ ủy thác) thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa sang đối tác nước ngoài. Đơn vị này đại diện cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu lô hàng. Đây dựa trên cơ sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, tuân thủ theo quy định của luật pháp. 

Đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa, hoặc mặt hàng không nằm trong danh mục được phép xuất khẩu của công ty hoặc các cá nhân không có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng trực tiếp với đối tác nước ngoài, việc tìm kiếm công ty ủy thác là cần thiết để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Đây là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

2. Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC XUẤT KHẨU

Số ......... /HĐKTXK

Hôm nay, ngày .... tháng ..... năm....

Tại .............

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên uỷ thác)

Tên doanh nghiệp: (hoặc cơ quan) ......................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................

Điện thoại: .......................................................................................

Tài khoản: .............................................................:......................... tại Ngân hàng: .............................................................................

Đại diện là Ông (Bà): ..........................................................................

Chức vụ: ............................................................................................

Giấy uỷ quyền số: ................... Viết ngày ..... tháng ..... năm ......

Do Chức vụ ............................Ký

Bên B: (Bên nhận uỷ thác)

Tên doanh nghiệp: (hoặc cơ quan) ......................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................

Điện thoại: .......................... Telex........................... Fax....................

Tài khoản: .............................................................:.......................tại Ngân hàng: .............................................................................

Đại diện là Ông/Bà: .........................................................................

Chức vụ: ...........................................................................................

Giấy uỷ quyền số: ................... Viết ngày ..... tháng ..... năm ......

Do Chức vụ ............................Ký

Hai bên thỏa thuận và cùng ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung 

1. Bên A ủy thác cho bên B thực hiện xuất khẩu những hàng hóa sau:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng: ....................................................................................................................................

2. Tổng giá trị hàng hóa (tình theo tiền Việt Nam):........................................

3. Tổng giá trị hàng hóa (tính theo ngoại tệ):................................................

Điều 2: Quy cách, chất lương của hàng hóa

  1. Bên B có trách nhiệm hướng dẫn cho bên A về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, kiểm dịch, bao bì, cách chọn mẫu để chào hàng...ngay từ khi sản xuất, chế biến.
  2. Bên A phải cung cấp cho bên B các tài liệu cần thiết liên quan về quy cách, phẩm chất, mẫu hàng... để chào bán.
  3. Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa nếu có sự sai lệch so với nội dung được chào hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa bên trong bao bì trong các kiện hàng hoặc container do bên A đóng hàng, khi hàng đến tay bên ngoài.

Điều 3: Quyền sở hữu hàng xuất khẩu

  1. Hàng hóa được ủy thác xuất khẩu là tài sản thuộc sở hữu của bên A cho đến khi hàng hóa này được bên A chuyển quyền sở hữu cho bên nước ngoài. Trong bất kỳ giai đoạn nào, bên B cũng không có quyền sở hữu số hàng hóa ủy thác này.
  2. Bên B phải tạo điều kiện cho bên A được tham gia giao dịch, đàm phán với bên nước ngoài về việc chào bán hàng hóa của mình.
  3. Mỗi lô hàng bên A cam đoan chỉ ủy thác cho bên B là đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu tiến hành chào hàng và xuất khẩu từ ngày....., nếu sau đó bên A lại chuyển quyền sở hữu lô hàng này cho đơn vị khác hoặc dùng nó để gán nợ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản trong các KĐKT khác mà không có sự đồng ý của bên B thì bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 4: Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu hàng hóa

  1. Bên A có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới địa điểm và thời gian bên B đã hướng dẫn như sau:

- Địa điểm .......................................................................

- Thời gian: Hàng hóa phải có trước ......giờ của ngày....tháng...năm

  1. Bên B phải có trách nhiệm khẩn trương giao dịch xuất khẩu hàng hóa trong.....ngày (kể từ ngày bên A thông báo đã chuẩn bị đủ các yêu cầu về hàng hóa thỏa thuận với bên B). Nếu không giao dịch được trong thời gian này, bên B phải thông báo ngay cho bên A biết để xử lý lô hàng đó.
  2. Bên B có trách nhiệm xuất khẩu hàng hóa với điều kiện có lợi nhất cho bên A (về giá cả, khả năng thanh toán nhanh bằng ngoại tệ...).

Điều 5: Thanh toán tiền bán hàng

- Bên B có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng...... tại......các tài liệu cần thiết để tạo lợi nhuận cho bên A nhận được ngoại tệ của bên nước ngoài thanh toán theo cách nhanh chóng nhất.

- Bên A được quyền sử dụng ngoại tệ đó theo quy định pháp luật, bên B không có quyền trong việc sở hữu số ngoại tệ này.

Điều 6: Giải quyết rủi ro

Bên A phải chịu rủi ro trong quá trình ủy thác xuất khẩu lô hàng nếu bên B chứng minh là mình không có lỗi và đã làm đầy đủ tất cả trách nhiệm đòi bồi thường ở bên thứ ba (là phía có lỗi gây rủi ro).

Trường hợp này bêni thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường trực tiếp cho bên A.

Điều 7: Thanh toán chi phí ủy thác

1. Bên A phải thanh toán cho bên B chi phí ủy thác theo mức hai bên thỏa thuận.

- Số tiền chi phí ủy thác mặt hàng .............(thứ nhất) là... đồng

- ..........................................(thứ hai) là...... đồng

- ........................................(thứ ba) là........ đồng

Tổng chi phí ủy thác là:........................ đồng.

2. Thanh toán theo phương thức .......

Điều 8: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

  1. Trường hợp hàng hóa bị khiếu nại do sai sót của bên A thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nước ngoài theo kết quả giải quyết cùng với bên B.
  2. Bên B có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những công việc cần thiết hợp lý để giải quyết những khiếu nại khi bên nước ngoài phát hiện, kể cả trường hợp hàng hóa ủy thác có tổn thất vì gặp rủi ro trên, cũng phái chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.
  3. Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm của bên A thì bên B có nghĩa vụ gửi những tài liệu pháp lý chứng minh đến ngân hàng ngoại thương khu vực....để ngân hàng này trích tài khoản của bên A và chi trả bồi thường cho bên nước ngoài, đồng thời bên B phải thông báo cho bên A biết.
  4. Nếu bên B hướng dẫn không cụ thể về hàng hóa, dẫn đến sai yêu cầu mà khách hàng đưa ra, gây thiệt hại cho bên A thì bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên A do hàng hóa không xuất khẩu được.
  5. Bên A không chấp hành đúng thời gian, địa điểm giao nhận hàng dẫn tới hậu quả bị bên nước ngoài phạt hợp đồng với bên B và phải bồi thường các khoản chi phí khác như là cảng phí, tiền thuê phương tiện vận tải... thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường thay cho bên B. Nếu lỗi này do bên B hướng dẫn sai thời gian hay địa điểm giao nhận hàng thì bên B phải chịu bồi thường trực tiếp cho bên nước ngoài.
  6. Nếu bên A chậm thanh toán chi phí ủy thác so với thỏa thuận, bên B được áp dụng mức phạt lãi suất tín dụng quá hạn là ....... % ngày, tính từ ngày hết thời hạn thanh toán chi phí.
  7. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ chịu mức phạt...% giá trị phần hợp đồng đã ký.
  8. Nếu xảy ra trường hợp có một bên gây ra nhiều loại vi phạm thì bên này chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 9: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thoả thuận.
  2. Nếu có vấn đề phát sinh, các bên có trách nhiệm kịp thời thông báo cho bên còn lại và tích cực thỏa thuận giải quyết trên cơ sở thoả thuận, bình đẳng cùng có lợi.
  3. Trường hợp các bên không tự thương lượng, hòa giải được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Toà án giải quyết.

Điều 10: Các thỏa thuận khác

Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến ngày ..................

Hợp đồng này được lập thành.... bản và có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản.

BÊN A
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Quy định về quản lý hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng hóa như thế nào?

Theo Điều 50 của Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017, quy định rõ về việc quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:

Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

  1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
  2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

4. Danh mục hàng hóa cấm không được ủy thác xuất khẩu?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu như sau:

I. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHU

STT

Mô tả hàng hóa

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý

1

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc phòng

2

Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. Bộ Quốc phòng

3

a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4

a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

b) Tem bưu chính thuộc diện cm kinh doanh, trao đi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

a) Mu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.

b) Mu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.

d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát trin, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất.

Bộ Công Thương

Theo đó, đối với các hàng hóa này các bên thương nhân sẽ không được phép nhận ủy thác xuất khẩu.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo