Quy định về ủy quyền thanh toán trong liên danh

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lí và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định về ủy quyền trong thanh toán liên danh. 

Báo Cáo Tài Sản Công Năm 2021
Hợp đồng ủy quyền thanh toán liên danh

1. Liên danh là gì ? 

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lí và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kĩ thuật của mình. Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

2. Hợp đồng liên danh. 

Hợp đồng liên danh là một dạng mẫu văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên khi có nhu cầu để thực hiện hợp tác liên danh với nhau nhằm thực hiện đấu thầu một dự án nào đó với đối tác thứ ba không phải là các bên liên danh. Hợp đồng liên danh được sử dụng nhiều trong đấu thầu nhằm có giá trị ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể cùng đứng ở bên dự thầu.

Hợp đồng liên danh có một số đặc điểm sau: 

  • Các nhà thầu liên danh thành viên không có tư cách pháp nhân trong liên danh.
  • Bản chất của hợp đồng liên danh chỉ xác định sự hợp tác và ràng buộc thực hiện công việc của các thành viên tham gia.
  • Người đại diện có thể là một hoặc nhiều thành viên tham gia trong hợp tác liên danh.
  • Các bên tham gia liên danh sẽ góp vốn và cùng thỏa thuận, ký kết bản hợp đồng nhằm xác định lợi ích tốt hơn trong phạm vi đóng góp và thực hiện nghĩa vụ. 
  • Trong hợp đồng liên danh sẽ nêu rõ các điều khoản và tỷ lệ góp vốn cũng như phương thức hạch toán, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia đã thỏa thuận để xác định được lợi ích và nghĩa vụ ràng buộc.

3. Quy định về ủy quyền trong thanh toán liên danh. 

Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ;

Tại Khoản 4.c, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 119/2013/TT-BTC ngày 28/5/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng.

Theo đó, trường hợp công ty bảo hiểm có hợp đồng cung cấp dịch bảo hiểm công trình cho từng thành viên liên danh thì công ty bảo hiểm phải lập hóa đơn cho từng thành viên liên danh (bên mua).

Trường hợp các thành viên liên danh ủy quyền cho bên đứng đầu liên danh (bên thứ ba) thanh toán tiền cho công ty bảo hiểm (bên bán) thì việc thanh toán này phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản theo quy định hiện hành.

4. Đặc điểm trong liên danh. 

  • Khi thực hiện liên danh thì các thành viên không cần phải thành lập pháp nhân mới mà chỉ cần cùng nhau thực hiện một dự án chung. 
  • Một thỏa thuận liên danh phải phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc và giá trị của từng thành viên trong liên danh. 
  • Trong liên danh sẽ có một nhà thầu làm thành viên đứng đầu chịu trách nhiệm đại diện cho nhà thầu liên danh. Thành viên này sẽ thực hiện điều hành và tổ chức các công việc chung giúp đảm bảo các nhà thầu thành viên thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung.
  • Việc liên danh chỉ kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư được hoàn thành và các bên đều nhận được lợi ích của họ.

5. Quy định của pháp luật về liên danh. 

Về các quy định về liên danh thì có thể căn cứ vào Luật Đấu thầu hoặc tham khảo chi tiết những khoản mục và vài điều cơ bản trước khi tiến hành liên danh được bài viết tổng hợp dưới đây: 

  • Khoản 35, Điều 4:

Nhà thầu đại diện chịu trách nhiệm trong việc tham dự thầu, đứng tên dự án thầu, trực tiếp ký và thực hiện theo hợp đồng. Nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu thành viên đại diện đều có thể là nhà thầu chính.

  • Mục h, Khoản 1, Điều 5:

Nếu có nhà thầu nước ngoài tham gia vào dự thầu quốc tế tại Việt Nam thì cần phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ khi dự án đó quá khả năng với các nhà thầu trong nước.

  • Khoản 3, Điều 5:

Khi liên danh thì cần phải có một mẫu văn bản thỏa thuận rõ trách nhiệm của từng thành viên và cụ thể quy định về nhà thầu chính.

  • Khoản 6, Điều 11:

Nếu liên danh tham gia vào dự án thầu thì từng thành viên có quyền đảm bảo dự thầu riêng rẽ hoặc cử một thành viên đại diện chịu trách nhiệm bảo đảm dự án thầu cho chính họ lẫn các thành viên khác. Lưu ý rằng khi tham gia dự thầu thì cần toàn bộ chi phí không được thấp hơn mức thầu đã quy định.

  • Khoản 1, Điều 65 & 71:

Khi đã thỏa thuận cùng tham gia vào dự án thầu thì cần phải có đầy đủ chữ ký và đóng dấu xác nhận của từng thành viên vào bản hợp đồng.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Quy định về ủy quyền thanh toán trong liên danh”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo