Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết

Trong ngành công nghiệp vận tải biển, việc thuê tàu chuyến chở gạo là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Trong bài viết sau hãy cùng ACC tìm hiểu về Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết để bạn có nhiều thêm một sự lựa chọn khi cần đến. 

Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết

Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết

1. Thế nào là tàu chuyến chở gạo? 

Tàu chuyến chở gạo là loại tàu được thuê nguyên chiếc để vận chuyển gạo từ cảng này sang cảng khác. Loại hình vận tải này thường được sử dụng cho các lô hàng gạo số lượng lớn, cần vận chuyển nhanh chóng và trực tiếp.

2. Đối tượng giao kết hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo

Đối tượng giao kết hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo:

Người thuê tàu:

  • Có thể là: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Doanh nghiệp nhập khẩu gạo; Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vận chuyển gạo.
  • Điều kiện: Có đủ năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng; Có nhu cầu vận chuyển gạo bằng tàu chuyến; Có đủ khả năng tài chính để thanh toán tiền thuê tàu.

Người cho thuê tàu:

  • Có thể là: Chủ tàu; Công ty vận tải biển; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê tàu.
  • Điều kiện: Có đủ năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng; Có tàu phù hợp với nhu cầu vận chuyển gạo của người thuê tàu; Có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ngoài ra, hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo có thể có sự tham gia của các bên thứ ba như:

  • Ngân hàng: Cung cấp dịch vụ thanh toán tiền thuê tàu.
  • Công ty bảo hiểm: Cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa và tàu biển.
  • Công ty môi giới: Giới thiệu và kết nối giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu.

3. Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., Ngày…tháng…năm 20….

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN

Số:

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015
  • Căn cứ Luật Thương mại 2005;
  • Căn cứ Luật Hàng hải 2015;
  • Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, Ngày…tháng…năm 2021, tại,…chúng tôi gồm:

BÊN A: BÊN CHO THUÊ

CÔNG TY CỔ PHẦN X

Trụ sở chính:…………………………………..

Mã số thuế:…………………………………..

Số điện thoại:…………………………………..

Người đại diện:…………………………………..

Chức vụ:…………………………………..

BÊN B: BÊN THUÊ TÀU

Ông: Nguyễn Văn B

Sinh ngày:…………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………..

Số CMT:…………………………………..

Số điện thoại:…………………………………..

Sau khi thỏa thuận, bàn bạc, các bên thống nhất ký hợp đồng thuê tàu định hạn với nội dung sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý cho thuê và bên B đồng ý thuê tàu số…

Các thông số kĩ thuật cơ bản của tàu:

  • Cấp tàu
  • Trọng tải
  • Công suất máy
  • Dung tích
  • Tốc độ
  • Mức tiêu thụ nhiên liệu

Vùng hoạt động của tàu:…………………………………..

Mục đích sử dụng:…………………………………..

Thời hạn hợp đồng:…………………………………..

Trường hợp tàu hoàn thành chuyến đi cuối cùng vượt quá thời gian gian trả tàu được xác định trong hợp đồng thuê tàu thì bên B có quyền tiếp tục sử dụng tàu để hoàn thành chuyến đi đó, bên B phải trả tiền thuê cho thời gian vượt quá đó theo mức giá được xác định trong hợp đồng thuê tàu, nếu giá thuê tàu trên thị trường cao hơn so với giá được xác định trong hợp đồng thuê tàu thì bên B phải trả tiền thuê theo giá thị trường tại thời điểm đó.

Điều 2. Thực hiện hợp đồng

Giao và trả tàu: Bên A có trách nhiệm giao và nhận lại tàu tại địa điểm …

  • Thời gian giao tàu:…………………………………..
  • Thời gian trả tàu:…………………………………..

Bên A cùng cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến và và danh sách thuyền bộ khi bàn giao tàu.

Điều 3. Giá và phương thức thanh toán

Giá thuê: … đồng/năm

Đặt cọc: … đồng

Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu 06 tháng/lần vào tuần cuối cùng của tháng thứ 6.

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản

Người nhận:…………………………………..STK:…………………………………..

Thanh toán chậm: trường hợp bên B chậm thanh toán cho bên A thì bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Hết hạn hợp đồng, hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, bên A hoàn trả tiền cọc cho bên B trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hợp đồng chấm dứt.

Bên B không phải trả tiền thuê tàu trong thời gian tàu không đủ khả năng khai thác do hư hỏng, thiếu phụ tùng dự trữ hoặc do thuyền bộ không đủ năng lực cần thiết. Trường hợp này bên  B được miễn trách nhiệm đối với các chi phí để duy trì tàu.

Trường hợp tàu không đủ khả năng khai thác do lỗi của bên B thì bên B vẫn phải thanh toán tiền thuê tàu theo quy định và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Trường hợp bên B không trả tiền thuê tàu theo thỏa thuận hợp đồng thì bên A có quyền giữ hàng hóa, tài sản trên tàu nếu hàng hóa, tài sản đó thuộc sở hữu của bên B.

Trường hợp tàu thuê mất tích thì tiền thuê tàu được tính đến ngày thực tế nhận được tin tức cuối cùng về tàu đó.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A

4.1. Quyền của bên A

Được bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn.

4.2. Nghĩa vụ của bên A

  • Bên A có nghĩa vụ giao tàu cho bên B đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết. Có đầy đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thỏa thuận và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
  • Bên A cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B

5.1. Quyền của bên B

  • Bên B có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa
  • Trường hợp bên B muốn sử dụng khu vực khác ở trên tàu thì phải có sự đồng ý của chủ tàu.

5.2. Nghĩa vụ của bên B

  • Bên B có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu
  • Bên B có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ đực sử dụng để vận chuyển hàng hóa hợp pháp
  • Sau khi hết hạn cho thuê tàu, bên B có nghĩa vụ trả tàu cho bên A đúng địa điểm, thời gian và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.
  • Bên B có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận.

Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê tàu định hạn

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:

  • Bên B có quyền chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại nếu bên A vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 4 hợp đồng này
  • Các bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường nếu xảy ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do thực hiện các biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cản trở việc thực hiện hợp đồng mà các sự kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.
  • Hợp đồng thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nếu tàu mất tích, chìm đắm, phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả kinh tế.

Điều 7. Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,..và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng 07 ngày ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Điều 8. Trách nhiệm bồi thường và phạt vi phạm

8.1. Bồi thường thiệt hại

Bên nào gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của pháp luật. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho mình.

8.2. Phạt vi phạm

Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu có tranh chấp phát sinh, hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, thỏa thuận các bên cùng có lợi. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Chi phí cho mọi hoạt động kiểm tra, xác minh, lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 10. Điều khoản bảo mật

Các bên cam kết bảo mật tuyệt đối các bất kì thông tin hoặc tài liệu nào có chứa thông tin bảo mật của các bên cho đến khi: công ty đã chấm dứt hoạt động; các thông tin mật đã được phổ biến rộng rãi trước công chúng. Không mua bán, sử dụng, chuyển giao hoặc thu lợi theo một cách thức nào đó tiết lộ thông tin mật mà mình đã nhận được trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 11. Điều khoản chung

  • Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi được cơ quan công chứng chứng nhận.
  • Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được hai bên thỏa thuận bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Những nội dung về việc thuê tàu chưa được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng được lập thành 03 bản chính có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, Văn Phòng Công chứng lưu 01 bản

Sau khi đọc lại bản hợp đồng, các bên đã hiểu rõ và hoàn toàn nhất trí với các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này và tự nguyện ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                      ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)                                  (Ký và ghi rõ họ tên)

Cần lưu ý gì khi soạn hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo

Cần lưu ý gì khi soạn hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo

4. Cần lưu ý gì khi soạn hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo

Cần lưu ý những điều sau khi soạn hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo:

Các điều khoản cơ bản:

  • Thông tin về hai bên: Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email, v.v.
  • Thông tin về tàu: Tên tàu, quốc tịch, trọng tải, kích thước, v.v.
  • Thông tin về hàng hóa: Loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị, v.v.
  • Cảng xếp hàng: Tên cảng, ngày xếp hàng, v.v.
  • Cảng dỡ hàng: Tên cảng, ngày dỡ hàng, v.v.
  • Giá thuê tàu: Phương thức tính toán, thời hạn thanh toán, v.v.
  • Nghĩa vụ của hai bên:

+ Nghĩa vụ của người thuê tàu: Thanh toán tiền thuê tàu, chuẩn bị hàng hóa, v.v.

+ Nghĩa vụ của người cho thuê tàu: Cung cấp tàu, vận chuyển hàng hóa, v.v.

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Xác định trách nhiệm của hai bên trong trường hợp xảy ra hư hỏng hàng hóa hoặc tàu biển.
  • Cách thức giải quyết tranh chấp: Xác định phương thức giải quyết tranh chấp nếu có.

Một số lưu ý cụ thể:

  • Loại hợp đồng: Cần xác định loại hợp đồng thuê tàu phù hợp với nhu cầu, ví dụ như hợp đồng thuê tàu chuyến voyage charter hoặc hợp đồng thuê tàu theo thời hạn time charter.
  • Điều khoản về thời gian: Cần quy định rõ thời gian xếp hàng, dỡ hàng, thời gian vận chuyển và thời gian chờ đợi.
  • Điều khoản về giá cước: Cần quy định rõ phương thức tính toán giá cước, bao gồm các khoản phí liên quan như phí xếp dỡ hàng, phí cầu cảng, phí kênh đào, v.v.
  • Điều khoản về bảo hiểm: Cần quy định rõ trách nhiệm bảo hiểm của hai bên, loại hình bảo hiểm và mức chi trả bảo hiểm.
  • Điều khoản về thanh toán: Cần quy định rõ phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và các trường hợp thanh toán chậm.
  • Điều khoản về trường hợp bất khả kháng: Cần quy định rõ trách nhiệm của hai bên trong trường hợp xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, v.v.
  • Ngôn ngữ hợp đồng: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh rõ ràng, dễ hiểu. Tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, mơ hồ. Nên tham khảo ý kiến luật sư nếu cần thiết.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Có quy định về việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng không?

Thường thì hợp đồng sẽ có quy định về quy trình giải quyết tranh chấp, thường thông qua trọng tài hoặc thông qua hệ thống tòa án.

5.2 Bên thuê có trách nhiệm đối với việc thanh toán phí cảng không?

Thường thì bên thuê sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thanh toán phí cảng và các chi phí khác liên quan đến việc giao nhận hàng hóa.

5.3 Hợp đồng có quy định về việc thay đổi điều khoản không?

Có thể có, và quy định về việc thay đổi điều khoản thường yêu cầu sự đồng ý của cả hai bên và việc thực hiện bằng văn bản.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở gạo bạn cần biết. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo