1. Hợp đồng thỏa thuận là gì?
Hợp đồng thỏa thuận là một loại hợp đồng dân sự được thực hiện với nhu cầu của các bên liên quan. Ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chính các bên tham gia thỏa thuận. Từ đó cơ sở thực hiện hoặc không thực hiện các công việc hướng đến mục đích hợp đồng. Cũng như tìm kiếm các lợi ích các bên mong muốn khi giao kết hợp đồng.
Đặc trưng của hợp đồng này là sự tham gia thỏa thuận và thống nhất của các bên. Các nội dung đó được tồn tại dưới dạng các quyền và nghĩa vụ, nội dung thực hiệ hợp đồng. Đây là một loại hợp đồng phổ biến được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Trong hợp đồng ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất. Từ đó lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó. Các bên phải đảm bảo tuân thủ đúng nội dung hợp đồng để hướng đến hoàn thành mục đích đề ra. Cũng như các quyền lợi của bên còn lại của hợp đồng mới được đảm bảo.
1.1 Nội dung của hợp đồng thỏa thuận
Là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau. Các bên có thể tự do thỏa thuận với các quyền và nghĩa vụ pháp luật không cấm. Nhằm xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Cũng như ràng buộc nhau trong cơ sở pháp lý phải thực hiện hợp đồng đúng như đã cam kết.
Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Các điều khoản được xác lập tạo cơ sở và ràng buộc để các bên thực hiện đúng những gì đã giao kết.
1.2 Đảm bảo tuân thủ quy định chung của pháp luật
Nội dung cơ bản, chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định. Thực hiện với các quy định pháp luật dân sự, lao động,… tùy thuộc nội dung xác lập hợp đồng. Trên cơ sở của các điều luật, các bên phát triển thành các quyền và nghĩa vụ thực tế trong hợp đồng giao kết.
Tùy theo tính chất của các quan hệ giữa các bên chủ thể mà pháp luật quy định những điều khoản nội dung khác nhau. Để đảm bảo triển khai tốt nhất các thỏa thuận trong mục đích chung tìm kiếm. Có những điều khoản ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận, nhưng ở hợp đồng khác các bên lại buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Gắn với các quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi giao kết hợp đồng.
2. Khi nào sử dụng hợp đồng thỏa thuận?
Hợp đồng thỏa thuận được sử dụng khi sự thỏa thuận ý chí giữa các bên tham gia cần sự thống nhất cao và cần được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt hợp đồng thỏa thuận được chứng thực do đó có tính pháp lý được Pháp luật bảo vệ bằng các các chế tài.
Dưới đây là một vài trường hợp sử dụng hợp đồng thỏa thuận phổ biến:
- Người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc cho mình
- Các bên thỏa thuận về việc cho thuê xe du lịch
- Thỏa thuận về cung ứng nguyên vật liệu xây nhà
- Thỏa thuận thuê nhà kinh doanh và bảo quản nhà
- Thỏa thuận phiên dịch trong các hội nghị hội thảo
- …
Trong hợp đồng thỏa thuận sẽ ghi lại nội dung thỏa thuận bao gồm cả quyền lợi, trách nhiệm được các bên tham gia cùng thống nhất. Theo đó, các bên tham gia phải đảm bảo tuân thủ đúng nội dung hợp đồng thỏa thuận để đạt được kết quả và mục tiêu đề ra. Trong trường hợp vi phạm thì căn cứ vào các nội dung đã thỏa thuận về xử phạt, đền bù để giải quyết
3. Nội dung của hợp đồng thỏa thuận
Đặc trưng khi tham gia vào các giao dịch dân sự là các bên có thể tự do thực hiện thỏa thuận. Điều này giúp triển khai và tiếp cận lợi ích tốt nhất khi tham gia thực hiện hợp đồng. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Miễn là các thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật hiện hành.
3.1. Một mẫu hợp đồng thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau:
– Thông tin các bên tham gia thỏa thuận.
Khi thực hiện giao kết hợp đồng, phải có sự tham gia của ít nhất hai chủ thể. Từ đó xác lập nội dung hợp đồng với các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ tương ứng. Với hợp đồng thỏa thuận là hợp đồng song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Các bên tham gia cùng đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ để nhận về các quyền và lợi ích tương ứng.
Phải xác định được các bên tham gia thỏa thuận là cá nhân hay tổ chức. Nếu là cá nhân, thì ghi nhận các thông tin cơ bản về tên, năm sinh, thường trú, CMTND, nơi làm việc,… Các nội dung này cũng được phản ánh tùy thuộc với nội dung và yêu cầu của hợp đồng được lập.
Nếu bên tham gia là tổ chức và có người đại diện ký kết hợp đồng, phải xác định các thông tin của tổ chức đó. Về tên, địa chỉ trụ sở, thông tin của người đại diện, cách thức liên lạc,… Để đảm bảo thực hiện xác lập hợp đồng với đối tượng đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
– Mục đích và nội dung xác lập hợp đồng.
Các bên ký kết hợp đồng với ý nghĩa thực hiện công việc như thế nào? Ví dụ như hợp đồng lao động, hợp đồng vận chuyển,… Mục đích này cũng được phản ánh trong tên hợp đồng. Đó là cơ sở để các bên tiến hành thỏa thuận theo đúng nhu cầu tiếp cận khi thực hiện hợp đồng.
Phải thể hiện được mục đích và nội dung xác lập hợp đồng. Từ đó mới có cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật có liên quan. Cũng như giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp.
– Tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận.
Các điều khoản trong hợp đồng được thể hiện dưới dạng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, bên này phải thực hiện các nghĩa vụ, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên kia. Đây cũng chính là đặc trưng của hợp đồng song vụ.
Các bên triển khai quyền dưới các khía cạnh tiếp cận cụ thể. Để có thể nhận được lợi ích nhanh chóng, hiệu quả mà không phát sinh tranh chấp. Cũng như ràng buộc nhau các nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện khi giao kết hợp đồng. Như trong hợp đồng mua bán tài sản, cần thực hiện các điều khoản thỏa thuận liên quan đến:
+ Giá trị tài sản được giao dịch.
+ Địa điểm, phương thức, thời gian, cách thức chuyển giao tài sản, thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
+ Có thể có bên thứ ba tham gia với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
– Chữ ký của các bên liên quan.
Xác lập hợp đồng thỏa thuận với nội dung được các bên thống nhất thực hiện, cần có chữ ký của các bên liên quan. Để đảm bảo rằng họ đã hiểu và đồng ý thực hiện hợp đồng theo những nội dung đã cam kết.
3.2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau
– Đối tượng của hợp đồng là gì? Từ đó giúp các bên xác định phương thức, nội dung thực hiện hợp đồng hiệu quả.
– Số lượng, chất lượng của đối tượng. Ảnh hưởng đến giá trị của đối tượng khi tham gia vào hợp đồng.
– Giá, phương thức thanh toán. Gắn liền với các quyền lợi của các bên khi tham gia vào hợp đồng. Mang đến các lợi ích thực tế nhận được nếu các bên liên quan tuân thủ và thực hiện đúng các giao kết.
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Để xác định cụ thể thông tin về tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ hiệu quả. Cũng chính là cơ sở để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng. Quy định cụ thể các công việc cần thực hiện để đạt được nội dung giao kết.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Tránh nhiệm các bên cần thực hiện.
– Phương thức giải quyết tranh chấp. Như với nội dung tranh chấp nếu không thống nhất cách giải quyết được, các bên sẽ gửi đơn lên Tòa án đã được thống nhất trước đó để giải quyết.
4. Cách xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng
Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, tài sản khác được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ theo quy định của luật hôn nhân gia đình và nghị định hướng dẫn, tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp vợ chồng xảy ra tranh chấp về tài sản, nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản của mình là tài sản riêng thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
5. Mẫu hợp đồng thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
——————————
HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN TÀI SẢN RIÊNG
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…., tại ………………………………………- Chúng tôi gồm:
Bên thứ nhất (sau đây còn gọi là bên A): Ông……….., sinh năm……, mang chứng minh nhân dân số: ………. do…………cấp ngày………, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………...
Bên thứ hai (sau đây còn gọi là bên B): Bà ……….., sinh năm……, mang chứng minh nhân dân số: ………. do…………cấp ngày………, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………
Chúng tôi hiện là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, cùng tự nguyện lập và ký văn bản xác nhận về tài sản riêng của vợ chồng theo những nội dung cụ thể dưới đây:
ĐIỀU 1
TÀI SẢN XÁC NHẬN
– Tài sản xác nhận trong Văn bản là: Toàn bộ Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại: Thửa đất số…..; Tờ bản đồ số……… tại địa chỉ:…………… theo “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số………., do …….cấp ngày…../…../……; Hồ sơ gốc số……………., đã được Văn phòng đăng ký đất và nhà………xác nhận việc đăng ký sang tên cho bên B ngày …./…../……
ĐIỀU 2
NỘI DUNG XÁC NHẬN
– Chúng tôi xác nhận: Tài sản nêu tại điều 1 là tài sản riêng của bên B (theo nội dung Hợp đồng tặng cho số ……../HĐCNN ký giữa ông ……………. và bà …………., do Phòng công chứng số ………….chứng nhận ngày ………..); Hai bên chưa có bất cứ một thỏa thuận nào về việc sát nhập lại tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
– Chúng tôi đồng ý: Ngay sau khi Văn bản này được công chứng, bên B được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.
ĐIỀU 3
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân và tài sản nêu trong Văn bản này là đúng sự thật;
– Văn bản xác nhận tài sản này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc lập văn bản này nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản;
ĐIỀU 4
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
- Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản này;
- Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản này phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và phải được công chứng tại…………………….;
- Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
- Hiệu lực của văn bản này được tính từ thời điểm công chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA GIAO KẾT
……………………………………………………………………………………………………………………….
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Nội dung bài viết:
Bình luận