Trong nhiều trường hợp khi giao dịch, mua bán thậm chí là vay tiền; vì thân quen mà ta thường chủ quan và lựa chọn cách giao kèo bằng miệng để thống nhất. Vậy loại hợp đồng “bằng miệng” có được pháp luật công nhận không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của ACC!

Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
1. Hợp đồng bằng miệng có giá trị không?
Hợp đồng bằng miệng hay giao kèo bằng miệng là loại hợp đồng – giao kết bằng lời nói; là loại giao dịch được công nhận tại điều 119 Bộ luật dân sự 2015; cụ thể:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Pháp luật dân sự công nhận giao dịch bằng lời nói là một giao dịch hợp pháp. Do đó khi mua bán, chuyển nhượng thậm chí là cho vay tiền; thì ta đều có thể sử dụng cách thức này.
2. Rủi ro khi sử dụng hợp đồng miệng
Sự tiện lợi, dễ dàng khi giao kết đôi khi là con dao hai lưỡi đối với giao dịch này. Đã có rất nhiều trường hợp pháp sinh tranh chấp mà hệ qua để lại là sự thiệt hại về mối quan hệ, kinh tế. Vậy nhược điểm của loại hợp đồng này là gì?
Nhược điểm:
- Giao dịch bằng miệng khó chứng minh xác thực sự tồn tại; bởi lẽ khi giao kết chỉ là giao kèo dựa trên lời nói có thể của người cho vay và người vay. Sự thừa nhận trước cơ quan chức năng dựa trên ý thức của người vay đang bị dồn vào thế bí.
- Đôi khi hợp đồng bằng miệng có sự làm chứng của người thứ ba; tuy nhiên khi có tranh chấp sẽ được công nhận; nhưng cần người đó làm chứng. Trời đẹp họ có thể đi cùng; nhưng biết đâu đó vì một số lý do họ lại không có mặt hoặc không làm chứng; thì rất khó.
Như vậy ta có thể thấy rằng; dù thân quen đến đâu cũng nên có sự giao kết bằng văn bản. Ai đó đã từng nói: “Khi cho vay tiền là xác định mất cả tiền cả bạn”. Thực ra không cho vay; thì ta cũng sẽ mất bạn mà thôi; nên hãy nghĩ rằng; để giảm thiểu mất mát; thì tốt nhất là “Bút sa gà chết”.
Có một phương thức khá hay mà hiện tại dân ta áp dụng khá nhiều đó là sử dụng Thừa phát lại để lập vi bằng. Tuy nhiên phương thức này khá tốn kém và nếu để lựa chọn thì nên lựa chọn lập văn bản hợp đồng là tối ưu.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
Phản hồi (0)