Cách soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

 

Trong các dự án xây dựng và phát triển hạ tầng, việc hợp tác với nhà thầu phụ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cần thiết và các quy định xoay quanh việc soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ, để thực hiện hợp đồng này một cách hiệu quả và tránh những bất đồng, rủi ro không mong muốn trong quá trình thực hiện dự án. 

Cách soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

Cách soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

1. Nhà thầu phụ là gì?

Theo khoản 12 Điều 2 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

Ví dụ về nhà thầu phụ:

  • Nhà thầu phụ thi công hệ thống điện: Chuyên thi công hệ thống điện, hệ thống mạng, hệ thống thông tin liên lạc,...
  • Nhà thầu phụ thi công hệ thống nước: Chuyên thi công hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,...
  • Nhà thầu phụ cung cấp vật liệu: Cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc cho công trình.

2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

Mẫu hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

Mẫu hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày…. tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC THẦU PHỤ THI CÔNG DỰ ÁN :
GÓI THẦU SỐ: ……

Các Căn cứ:

Luật xây dựng số: … của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày …/…/…;

Nghị định số …/NĐ-CP ngày …/…/2… của Chỉnh phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;

Hồ sơ mời thầu Gói thầu số ….. (Bao gồm công việc thiết kế bản vẽ thi công) do ……… làm Chủ đầu tư,

Xét nhu cầu năng lực các bên tham gia dự án.

Hôm nay, ngày ….. tháng ..... năm…, chúng tôi gồm:

  1. ĐẠI DIỆN BÊN A: CÔNG TY A

- Ông : ............................................................................................................

- Chức vụ : Giám đốc Công ty

- Địa chỉ : ...............................................................................................................................

- Điện thoại : .........................................................................................................................

- Fax : ....................................................................................................................................

- Mã số thuế : ..........................................................................................................................

- Tài khoản :............................................................................................................................

- Tại :......................................................................................................................................

  1. ĐẠI DIỆN BÊN B: CÔNG TY B

- Ông :............................................................................................................

- Chức vụ : Giám đốc Công ty.............................................................................................

- Địa chỉ : ............................................................................................................................

- Điện thoại : ......................................................................................................................

- Fax : .................................................................................................................................

- Mã số thuế : .................................................................................................................

- Tài khoản : ..................................................................................................................

- Tại :.................................................................................................................................

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc ………… Gói thầu số …….. (Bao gồm công việc …………).

Điều 1: Định nghĩa và diễn giải:

Trong bản Hợp đồng thầu phụ này, từ và các thành ngữ có cùng ý nghĩa tương đương với từ và thành ngữ trong các bản tài liệu Hợp đồng chính liên quan.

Điều 2: Các tài liệu của Hợp đồng thầu phụ

Những tài liệu dưới đây phải dễ hiểu, phù hợp và trở thành một phần của Hợp đồng thầu phụ:

  1. Bản Hợp đồng thầu phụ
  2. Giá trị Hợp đồng thầu phụ - (phụ lục A)
  3. Phạm vi Công việc - (phụ lục B)
  4. Các bản vẽ - (Phụ lục C)
  5. Tiến độ thi công - (phụ lục D)

Các tài liệu trên phải bổ sung cho nhau và được giải thích theo một cách chung, nhưng trong trường hợp có sự không nhất quán hoặc không rõ nghĩa giữa Hợp đồng thầu phụ này hay bất kể tài liệu nào nói trên, thì Bản Hợp đồng thầu phụ này cần nhất quán và làm rõ nghĩa lại.

Trong trường hợp có sự khác nhau hoặc không rõ nghĩa giữa các điều khoản hoặc do việc qui định của các điều khoản trong các tài liệu từ tài liệu (2) đến tài liệu (5), thì những tài liệu được xem xét chỉnh sửa trước tiên là những tài liệu được xét theo thứ tự trên.

Điều 3: Thời gian thi công và thời hạn hoàn thành Công việc

3.1 Công việc được thực hiện theo Hợp đồng thầu phụ phải thi công vào ngày và hoàn thành vào ngày và bao gồm cả thời gian khác được qui định bằng văn bản.

3.2 Nhà thầu phụ phải thực hiện Công việc theo thời gian qui định của Hợp đồng thầu phụ.

3.3 Nhà thầu phụ phải hiểu rằng bất kỳ một sự trì hoãn nào về ngày khởi công hoặc thời gian hoàn thành Công việc hoặc một phần Công việc của Hợp đồng thầu phụ đều sẽ dẫn đến việc gây thiệt hại cho Nhà thầu.

3.4 Ngoài quyền hạn được qui định tại điều .., Nhà thầu có thể yêu cầu Nhà thầu phụ không được thực hiện một phần hoặc toàn bộ Công vịêc đã trì hoãn do lỗi của Nhà thầu phụ hoặc những Công việc thuộc trách nhiêm của Nhà thầu phụ mà đã được qui định trong tài liệu Hợp đồng thầu phụ.

Điều 4: Giá trị Hợp đồng thầu phụ

4.1 Sau khi cân nhắc những Công việc được Nhà thầu phụ thực hiện theo qui định tại Hợp đồng thầu phụ, Nhà thầu sẽ trả cho Nhà thầu phụ và Nhà thầu phụ chấp nhận Giá trị Hợp đồng thầu phụ dưới đây như sau:

Tương đương với .00 VNĐ (đồng Việt Nam) theo tỉ giá hối đoái bình quân Liên Ngân hàng vào ngày tháng năm là ngày Bản Chào giá do Nhà thầu phụ gửi đến

Giá trị trọn gói của Hợp đồng thầu phụ trên đã bao gồm 1,5% thuế Giá trị gia tăng và 2% thuế Thu nhập Doanh nghiệp được nêu rõ trong Bản chi tiết đơn giá Phụ lục A và được thanh toán theo phương thức qui định dưới đây.

4.2 Giá trị Hợp đồng thầu phụ này là giá cố định và không phụ thuộc bất ký sự thay đổi nào của Hợp đồng thầu phụ, trừ khi có những điều kiện đặc biệt được qui định tại Điều 4.3 và 4.4 của Hợp đồng thầu phụ này.

4.3 Trong trường hợp có phát sinh Công việc mới, không nằm trong tài liệu Hợp đồng thầu phụ hoặc có bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào của Công việc, Nhà thầu sẽ gửi Yêu cầu về Công việc phát sinh cho Nhà thầu phụ bao gồm cả đơn giá tăng hoặc giảm mới. Đơn giá này phải phù hợp với các tài liệu Hợp đồng thầu phụ, hoặc nếu không được qui định trong tài liệu Hợp đồng thầu phụ thì phải được các bên thoả thuận

4.4 Ngoài ra, nếu sau ngày Hợp đồng thầu phụ có hiệu lực mà có sự thay đổi các qui định của Luật, Nghị định, Qui chế về thuế thì Giá trị Hợp đồng thầu phụ cũng cần được sửa đổi theo.

Điều 5: Phương thức thanh toán

5.1 Nhà thầu thực hiện việc thanh toán Giá trị Hợp đồng thầu phụ cho Nhà thầu phụ theo các phương thức sau:

Thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam theo hình thức chuyển khoản.

5.1.1 Nhà thầu sẽ ứng trước cho Nhà thầu phụ Giá trị Hợp đồng thầu phụ sau khi Hợp đồng thầu phụ được kí kết.

5.1.2 Nhà thầu sẽ thanh toán Giá trị Hợp đồng thầu phụ được trả cho Nhà thầu phụ sau khi phát hành biên bản bàn giao công việc như qui định tại điều 8.

5.1.3 Khoản tiền giữ lại Giá trị Hợp đồng thầu phụ được trả cho Nhà thầu phụ sau khi hết Thời hạn chịu trách nhiêm bảo hành theo qui định tại Điều 9.2.

5.1.4 Nhà thầu phải trả cho Nhà thầu phụ theo qui định tại Điều 5.1.1,5.1.2 và 5.1.3 trong vòng 14 ngày kể từ ngày Nhà thầu phụ nhận được Yêu cầu thanh toán.

5.2 Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác

5.2.1 Giá trị Hợp đồng thầu phụ là trọn gói, đã bao gồm 1,5% thuế Giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

Bất kỳ một loại thuế nào phát sinh ngoài qui định của Hợp đồng thầu phụ thì do Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm.

5.2.2 Nhà thầu phụ phải đảm bảo phát hành hoá đơn thuế Giá trị gia tăng theo đúng mẫu ban hành, được đăng ký và được chấp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm phát hành Yêu cầu thanh toán theo qui định tại Điều 5.1.

5.3 Nhà thầu có thẩm quyền hoãn hoặc rút lại việc thanh toán đẻ giữ lại một (các) khoản của giá trị Hợp đồng thầu phụ trong các trường hợp sau:

5.3.1 Bất kỳ Công việc thiếu sót nào được Nhà thầu cùng Nhà thầu phụ xác định mà không thể sửa chữa được.

5.3.2 Bất kỳ yêu cầu nào đối với Nhà thầu phụ hoặc Nhà thầu mà có đủ lý do tin tưởng rằng yêu cầu đó gây bất lợi cho Nhà thầu phụ.

Tuy nhiên, việc thanh toán có thể được thay đổi dựa trên những chứng cứ đầy đủ về việc sửa chữa, khắc phục những lỗi hoặc khi có quyết định cuối cùng giải quyết yêu cầu đó.

Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên:

  1. Trách nhiệm của bên A:

- Cung cấp tài liệu, số liệu, các văn bản pháp lý cần thiết cho bên B.

- …………………………….

- Trình duyệt hồ sơ công trình.

- Thanh toán cho bên B theo giá trị hợp đồng được thoả thuận.

  1. Trách nhiệm của bên B:

- hoàn thành toàn bộ phạm vi công việc đã thỏa thuận theo đúng thời gian ký kết.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung và khối lượng công việc đã ký kết theo đúng quy định hiện hành.

- Đảm bảo thực hiện tiến độ hợp đồng theo thoả thuận. Cung cấp các tài liệu thi công đúng thời hạn, chịu trách nhiệm bổ sung, sửa chữa cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trình bày bảo vệ công trình trong quá trình thẩm định và xét duyệt với cơ quan chức năng có thẩm quyền, sửa chữa, giao hồ sơ cho bên A đầy đủ số lượng, tiến độ theo hợp đồng đã ký.

- Cử cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công theo đúng quy định hiện hành.

Điều 5. Điều khoản chung

- Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản đã ghi thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có sự thay đổi hai bên sẽ thông báo cho nhau và cùng nhau bàn bạc giải quyết để thực hiện tốt hợp đồng. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được bất đồng thì sẽ đưa vấn đề ra phân xử theo pháp luật hiện hành.

- Hợp đồng nguyên tắc này là cơ sở để ký kết hợp đồng chính thức.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 03 bản có giá trị Pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản, đóng vào Hồ dự thầu 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                               ĐẠI DIỆN BÊN B 

3. Cách soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

Dựa trên quy định tại Điều 8 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, nội dung trong hợp đồng nguyên tắc cần được soạn thảo như sau:

  • Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
  • Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh, trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.
  • Tên hợp đồng (ví dụ: Hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ)
  • Căn cứ pháp lý (ví dụ: Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình,...)
  • Ngày ký hợp đồng
  • Ghi rõ phạm vi công việc, mô tả chi tiết công việc mà nhà thầu phụ sẽ thực hiện, cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến phạm vi công việc
  • Giá trị hợp đồng trọn gói, Phương thức thanh toán, Thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
  • Thời gian thi công: Ngày khởi công và thời hạn hoàn thành công việc, Các mốc tiến độ quan trọng
  • Trách nhiệm của các bên bao gồm trách nhiệm của nhà thầu chính gồm cung cấp tài liệu, thanh toán,...; trách nhiệm của nhà thầu phụ gồm hoàn thành công việc đúng thời hạn, chất lượng,...
  • Quy trình giải quyết tranh chấp, Hình thức giải quyết tranh chấp (ví dụ: hoà giải, trọng tài, toà án)
  • Định rõ các điều khoản chung như: Cam kết thực hiện hợp đồng; Hiệu lực hợp đồng; Số lượng bản hợp đồng.

4. Cấu trúc cơ bản của hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ

Cấu trúc cơ bản của hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ sẽ bao gồm:

  • Các thông tin chung gồm tên hợp đồng, căn cứ pháp lý, tên và thông tin liên hệ của nhà thầu chính và nhà thầu phụ, ngày ký hợp đồng
  • Phạm vi công việc
  • Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán
  • Thời gian thi công
  • Trách nhiệm của các bên
  • Các điều khoản về giải quyết tranh chấp
  • Các điều khoản chung
  • Chữ ký của hai bên ký kết

5. Khi ký hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ phải tuân thủ những quy định nào?

heo khoản 1 Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

- Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.

- Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

- Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.

- Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.

- Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

6. Các tài liệu cần thiết đi kèm hợp đồng

Theo khoản 2 Điều 142 Luật Xây dựng 2014, 2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:

  • Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
  • Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Điều kiện chung của hợp đồng;
  • Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
  • Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
  • Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
  • Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
  • Các phụ lục của hợp đồng;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

7. Câu hỏi thường gặp

7.1 Hợp đồng nguyên tắc có cần phải công chứng hay không?

Không. Hợp đồng nguyên tắc không cần phải công chứng, nhưng việc công chứng có thể giúp tăng tính ràng buộc cho các bên tham gia.

7.2 Hợp đồng nguyên tắc có thể được sửa đổi sau khi ký hay không?

Có. Hợp đồng nguyên tắc có thể được sửa đổi sau khi ký nếu cả hai bên đồng ý. Việc sửa đổi nên được thực hiện bằng văn bản và được ký bởi cả hai bên.

7.3 Nên thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng nguyên tắc hay không?

Không bắt buộc. Tuy nhiên, việc thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng nguyên tắc là tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ phức tạp của thỏa thuận. Nếu thỏa thuận đơn giản, bạn có thể tự soạn thảo hợp đồng nguyên tắc. Mặt khác, nếu thỏa thuận phức tạp hoặc liên quan đến nhiều rủi ro, nên thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng nguyên tắc để đảm bảo hợp đồng được soạn thảo một cách chính xác và đầy đủ.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Cách soạn thảo hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.  

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo