Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc [2024]

Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay, mặc dù luật chưa quy định cụ thể về loại hợp đồng này tuy nhiên nó vẫn được sử dụng rộng rãi trên thực tế. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

Tránh nhầm lẫn Hợp đồng Cộng tác viên, Hợp đồng Khoán việc
Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc [2023]

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Hiện nay, Bộ luật Lao động mới năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có một quy định cụ thể nào về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trên thực tế, loại hợp đồng này vẫn được thừa nhận.
Tương tự như hợp đồng lao động, hợp đồng khoán việc cũng là sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận không phải về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, mà là bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc, sau đó bàn giao cho bên khoán và nhận lại tiền thù lao.

2. Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về khái niệm về Hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

3. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc [2023]

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Như vậy điểm khác biệt của hợp đồng khoán việc đối với hợp đồng lao động đó là:

Thứ nhất, hợp đồng mà người lao động chỉ cẩn dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương.Còn hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người được nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán.

Thứ hai, hợp đồng giao khoán chỉ được sử dụng đối với loại công việc chỉ mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định mang tính chất ngắn hạn, công việc không ổn định và không lâu dài. Còn đối với hợp đồng lao động thì áp dụng đối với loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài.

4. Quy định về hợp đồng khoán việc [Cập nhật 2023]

4.1. Phân loại hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Bên giao khoán (người sử dụng lao động) cho bên nhận khoán toàn bộ những chi phí bao gồm chi phí vật chất lẫn chi phí lao động liên quan đến các hoạt động để thực hiện công việc.

Trong khoản tiền bên giao khoán (người sử dụng lao động) trả cho bên nhận khoán (người lao động) gồm: công lao động, chi phí vật chất và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Hợp đồng khoán việc từng phần

Đây là hình thức khoán việc mà bên nhận khoán (người lao động) tự lo về chất lượng và các chi phí của toàn bộ công cụ lao động, bên giao khoán (người sử dụng lao động) sẽ chỉ chi tiền công lao động và tiền khấu hao công cụ lao động.

Dù trong các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn có quy định về hợp đồng lao động khoán việc, nhưng trên thực tế loại hợp đồng này không được quy định rõ ràng tại Bộ luật lao động 10/2012/QH13. Do vậy, hiện nay các hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

4.2. Các trường hợp ký hợp đồng khoán việc

Hiện nay, hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Thực tế, dựa trên tính chất công việc có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại:
– Khoán trọn gói: Bên khoán giao toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí bao gồm chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.
Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền bao gồm các chi phí nêu trên và lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
– Khoán nhân công: Bên nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ, dụng cụ lao động để hoàn thành công việc.

4.3 Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với hợp đồng khoán việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ - không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.

4.4 Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó. Xem chi tiết tại công việc: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.

Trên đây là bài viết về Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (480 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo