Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không?

Hiện nay, việc trở thành cộng tác viên cho một tổ chức nào đó để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã không còn là công việc quá xa lạ, đặc biệt là với các bạn trẻ còn đang là học sinh, sinh viên. Với nhiều người, công việc cộng tác viên được xem là nghề tay trái nhưng với một số khác thì đây lại là nghề kiếm ra thu nhập chính của họ. Khi thuê cộng tác viên, doanh nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ, tùy vào nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không?

Cộng Tác Viên Là Gì?
Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không?

1. Cộng tác viên là gì?

Các quy định của pháp luật hiện không định nghĩa cộng tác viên là gì.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn thì cộng tác viên được hiểu đơn giản là những người làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân viên chính thức của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian làm việc.

Thông thường, cộng tác viên chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Họ có thể hợp tác làm việc cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc, miễn đáp ứng yêu cầu công việc của bên thuê cộng tác viên.

Cộng tác viên sẽ được nhà tuyển dụng giao cho một khối lượng công việc nhất định để hoàn thành. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn của mỗi cộng tác viên thì người này sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau.

Đa số cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành công việc nhưng cũng có trường hợp cộng tác viên phải phối hợp với nhân viên của doanh nghiệp để hoàn thành dự án được bàn giao.

2. Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không?

Nếu có nhu cầu quản lý, điều hành, giám sát trực tiếp việc thực hiện công việc của cộng tác viên, các bên có thể ký hợp đồng lao động.

Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Nếu tiến hành ký hợp đồng lao động, giữa cộng tác viên và doanh nghiệp sẽ ràng buộc rất nhiều quyền và nghĩa vụ với nhau. Tương ứng với quyền được giám sát, điều hành người lao động thực hiện công việc, doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật lao động như nghỉ phép, nghỉ việc riêng,…

Hoặc các bên cũng có thể lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ. Điều 513 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Với loại hợp đồng này, cộng tác viên được thoải mái, linh hoạt trong việc thực hiện công việc, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ được nhận thù lao từ doanh nghiệp.

3. Thời hạn của hợp đồng cộng tác viên là bao lâu?

Ngoài thắc mắc về cộng tác viên là gì, nhiều người cũng tò mò về thời hạn của hợp đồng cộng tác viên. Dù ký hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ với cộng tác viên thì pháp luật đều tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn thực hiện hợp đồng.

Với hợp đồng lao động, cộng tác viên và doanh nghiệp có thể chọn ký một trong 02 loại hợp đồng:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động nhiều hơn 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động từ 36 tháng trở xuống.

Với hợp đồng dịch vụ: Các bên tự do thỏa thuận thời hạn bởi Bộ luật Dân sự 2015 không giới hạn về nội dung này.

4. Công ty có phải đóng bảo hiểm cho cộng tác viên không?

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện có hai hình thức bảo hiểm xã hội (BHXH) là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định BHXH bắt buộc chỉ áp dụng đối doanh nghiệp và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động chỉ bắt buộc phải tham gia BHXH khi làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Chính vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với cộng tác viên, doanh nghiệp và cộng tác viên sẽ phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định với mức sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí

Ốm đau- thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Hưu trí

Ốm đau- thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

Không  phải đóng

Không  phải đóng

1%

1.5%

21,5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Trên đây là nội dung về Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không? Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo