Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch. Vậy Hợp đồng không đóng dấu giáp lai có hiệu lực không? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Dấu giáp lai là gì?
Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
2. Hướng dẫn đóng dấu giáp lai đúng quy định
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng con dấu như sau:
"Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Như vậy, dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:
- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
- Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định".
3. Hợp đồng không đóng dấu giáp lai có hiệu lực không?
Thông thường, khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào bắt buộc phải đóng dấu giáp lai trên những hợp đồng này. Về bản chất thì hợp đồng có hiệu lực hay không phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng.
Mục đích của dấu giáp lai là nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Nên nếu hợp đồng không có dấu giáp lai thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng trừ khi cơ quan quản lý chuyên ngành có hướng dẫn cụ thể bắt buộc hợp đồng kinh tế phải có dấu giáp lai.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Hợp đồng không đóng dấu giáp lai có hiệu lực không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận