Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay, mặc dù luật chưa quy định cụ thể về loại hợp đồng này tuy nhiên nó vẫn được sử dụng rộng rãi trên thực tế. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc và hợp đồng dịch vụ có giống nhau không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

1. Hợp đồng khoán việc là gì?
2. Hợp đồng dịch vụ là gì?
Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
3. Hợp đồng khoán việc và hợp đồng dịch vụ có giống nhau không?
3.1 Điểm giống nhau
– Cả hai hợp đồng đều có một bên thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và bên kia có nghĩa vụ trả tiền công.
– Cả hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng song vụ và có thanh toán (trả tiền công).
3.2 Điểm khác nhau
Tiêu chí | Hợp đồng khoán | Hợp đồng dịch vụ |
Đối tượng | Đối tượng của hợp đồng khoán việc là các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, không thường xuyên theo thỏa thuận. | Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. |
Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng | Các điều khoản do các bên thỏa thuận, nội dung thỏa thuận là bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc, sau đó bàn giao cho bên khoán và nhận lại tiền thù lao. | Không quy định rõ nội dung cần có trong hợp đồng, hai bên được tự do thỏa thuận, miễn là công việc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. |
Sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể | Có sự ràng buộc pháp lý giữa bên nhận giao khoán và bên giao khoán | Không có sự ràng buộc về pháp lý giữa bên yêu cầu dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ |
Người thực hiện hợp đồng | Người nhận khoán phải bỏ một phần hoặc toàn bộ vật chất và sức lao động của mình để nhận được tiền công khoán. | Bên cung cấp dịch vụ được thay đổi người thực hiện hợp đồng nếu được sự đồng ý của bên yêu cầu dịch vụ |
Thời gian thực hiện hợp đồng |
|
Thời gian thực hiện hợp đồng không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc, việc ngắt quãng phụ thuộc vào người thực hiện công việc |
4. Quy định về hợp đồng khoán việc [Cập nhật 2023]
4.1. Phân loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Bên giao khoán (người sử dụng lao động) cho bên nhận khoán toàn bộ những chi phí bao gồm chi phí vật chất lẫn chi phí lao động liên quan đến các hoạt động để thực hiện công việc.
Trong khoản tiền bên giao khoán (người sử dụng lao động) trả cho bên nhận khoán (người lao động) gồm: công lao động, chi phí vật chất và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Hợp đồng khoán việc từng phần
Đây là hình thức khoán việc mà bên nhận khoán (người lao động) tự lo về chất lượng và các chi phí của toàn bộ công cụ lao động, bên giao khoán (người sử dụng lao động) sẽ chỉ chi tiền công lao động và tiền khấu hao công cụ lao động.
Dù trong các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn có quy định về hợp đồng lao động khoán việc, nhưng trên thực tế loại hợp đồng này không được quy định rõ ràng tại Bộ luật lao động 10/2012/QH13. Do vậy, hiện nay các hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
4.2. Các trường hợp ký hợp đồng khoán việc
4.3 Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ - không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
4.4 Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó. Xem chi tiết tại công việc: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
Trên đây là bài viết về Hợp đồng khoán việc và hợp đồng dịch vụ có giống nhau không? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận