Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay, mặc dù luật chưa quy định cụ thể về loại hợp đồng này tuy nhiên nó vẫn được sử dụng rộng rãi trên thực tế. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc có phải chấm công không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

1. Hợp đồng khoán việc là gì?
2. Phân loại hợp đồng khoán việc
2.1 Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Bên giao khoán (người sử dụng lao động) cho bên nhận khoán toàn bộ những chi phí bao gồm chi phí vật chất lẫn chi phí lao động liên quan đến các hoạt động để thực hiện công việc.
Trong khoản tiền bên giao khoán (người sử dụng lao động) trả cho bên nhận khoán (người lao động) gồm: công lao động, chi phí vật chất và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
2.2 Hợp đồng khoán việc từng phần
Đây là hình thức khoán việc mà bên nhận khoán (người lao động) tự lo về chất lượng và các chi phí của toàn bộ công cụ lao động, bên giao khoán (người sử dụng lao động) sẽ chỉ chi tiền công lao động và tiền khấu hao công cụ lao động.
Dù trong các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn có quy định về hợp đồng lao động khoán việc, nhưng trên thực tế loại hợp đồng này không được quy định rõ ràng tại Bộ luật lao động 10/2012/QH13. Do vậy, hiện nay các hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp ký hợp đồng khoán việc
4. Hợp đồng khoán việc có phải chấm công không? [2023]
Đối với hình thức: Hợp đồng giao khoán được doanh nghiệp ký với từng người lao động
Đối với trường hợp này thì người lao động làm việc sẽ được chấm công, tính lương cũng như tính thuế TNCN theo quy định của luật lao động ban hành. Các quyền lợi và trách nhiệm mà người lao động có được và cần thực hiện cũng phải thực hiện theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng.
Đối với trường hợp này thì người đại diện cho nhóm người lao động đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp sẽ thay vai trò của kế toán doanh nghiệp. Có nghĩa là người đại diện ký hợp đồng sẽ trực tiếp theo dõi quá trình làm việc của người lao động trong nhóm, thực hiện việc chấm công và lập bảng thanh toán tiền lương theo hợp đồng đã thỏa thuận và gửi đến doanh nghiệp. Sau đó, người đại diện nhóm nhận tiền lương từ doanh nghiệp và phát lương cho từng người lao động trong nhóm. Với hình thức ký hợp đồng giao khoán này thì kế toán doanh nghiệp chỉ đóng vai trò kiểm tra hồ sơ mà người đại diện gửi lại doanh nghiệp và tiến hành tính thuế TNCN theo biểu toàn phần 10% mà thôi.
5. Những lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc [2023]
5.1 Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ - không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
5.2 Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó. Xem chi tiết tại công việc: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
5.3 Ký hợp đồng khoán việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Nội dung bài viết:
Bình luận