Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, được sử dụng để quy định mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nội dung cần có và những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng này nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, góp phần tạo nên sự hợp tác thành công.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Được quy định thế nào?
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Được quy định thế nào?
1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường được hiểu là một loại hợp đồng được lập thành giữa hai hoặc nhiều bên nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, cùng góp vốn, công sức và chia sẻ lợi nhuận, rủi ro theo thỏa thuận. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh là:
- Là hợp đồng song phương, đa phương.
- Các bên tham gia hợp đồng có cùng mục đích hợp tác kinh doanh.
- Các bên cùng góp vốn, công sức, cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro theo thỏa thuận.
1.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định như thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự, “Hợp đồng hợp tác” được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Mặt khác, theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
2 . Nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng hợp tác thường sẽ có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Trường hợp ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức BCC, khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
3. Thời hạn hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng hợp tác sẽ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Như vậy thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ bắt đầu từ khi hợp đồng được ký kết và kết thúc theo thoả thuận của các bên hoặc hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; khi các bên đã đạt được mục đích; khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hợp đồng phải được chấm dứt hoặc theo các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 504, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 506, khoản 1 Điều 508, khoản 1 Điều 510, Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015, những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:
- Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
- Trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại. Do đó, cần lưu ý về thời hạn góp tiền theo thoả thuận khi soạn thảo hợp đồng.
- Việc định đoạt tài sản đóng góp là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác thì phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; Việc định đoạt tài sản khác sẽ do đại diện của các thành viên quyết định, nếu không có thỏa thuận khác.
- Nếu tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận thì các bên được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng. Cần lưu ý rằng việc phân chia tài sản chung này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện theo hợp đồng trước thời điểm tài sản được phân chia.
- Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, thông tin của người đại diện này phải được nêu rõ trong hợp đồng hợp tác.
- Hợp đồng hợp tác cần quy định rõ điều kiện cho phép thành viên có quyền rút khỏi hoặc gia nhập hợp đồng hợp tác; nếu rõ thoả thuận đối với việc chấm dứt hợp đồng, thời hạn, mục đích hợp tác để xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng hợp tác.
- Lưu ý soạn thảo quy định đối với trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong nhưng vẫn còn tài sản chung. Vì nếu hợp đồng không thoả thuận cách phân chia thì tài sản chung này sẽ được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người.
5. Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được sửa đổi hay không?
Có. Hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng hay không?
KhôngCó. Hợp đồng hợp tác có giá trị pháp lý như một văn bản tự nguyện. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và đầy đủ các điều khoản, các bên nên công chứng hợp đồngCác bên nên công chứng Hợp đồng hợp tác kinh doanh để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu điểm cụ thể hay không?
Có. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu điểm sau:
- Giúp các bên huy động vốn, công sức để thực hiện dự án.
- Giúp chia sẻ rủi ro, lợi nhuận.
- Giúp tận dụng lợi thế của các bên.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Được quy định thế nào?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận