Hợp đồng đóng dấu ngược có sao không ? (Cập nhật 2024)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Hợp đồng đóng dấu ngược có sao không ? (Cập nhật 2023). Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

cac-nguyen-tac-dong-dau-giap-lai-300x169

Hợp đồng đóng dấu ngược có sao không ? (Cập nhật 2023)

1. Định nghĩa về dấu giáp lai

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa về dấu giáp lai. Có thể hiểu dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

2. Quy định về đóng dấu giáp lai 

Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng con dấu như sau:

Cụ thể theo quy định chi tiết tại Điều 33 về Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật quy định như sau:

1. Sử dụng con dấu

a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Như vậy, dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:

- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.

- Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

3. Quy định về đóng dấu lên chữ ký

Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu chữ ký phải được đóng theo các quy định sau:

- Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.

- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

4. Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

– Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

– Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

– Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15-20 mm.

– Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

– Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

– Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục này.

– Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính tại Việt Nam

– Vị trí trình bày các thành phần thể thức

Ô số : Thành phần thể thức văn bản
1 : Quốc hiệu và Tiêu ngữ
2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
3 : Số, ký hiệu của văn bản
4 : Địa danh và thời gian ban hành văn bản
5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
5b : Trích yếu nội dung công văn
6 : Nội dung văn bản
7a, 7b, 7c : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
8 : Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức
9a, 9b : Nơi nhận
10a : Dấu chỉ độ mật
10b : Dấu chỉ mức độ khẩn
11 : Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
12 : Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành
13 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
14 : Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử

5. Hợp đồng đóng dấu ngược có sao không ?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.

– Văn thư cơ quan có trách nhiệm

  • Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
  • Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
  • Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
  • Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.

– Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật.

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:

– Sử dụng con dấu

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
  • Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
  • Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Như vậy thông qua quy định này ta đã biết cách đóng dấu sửa sai làm như thế nào. Cách đóng dấu sửa sai làm như thế nào như sau: Khi bạn đóng dấu sai thì cách duy nhất có thể khắc phục được lỗi chính là bạn phải tiến hành đóng dấu lại các vă bản đã bị đánh dấu sai; và điều đặc biệt là khi đánh dấu lại bạn phải biết được cách đóng dấu đúng; chuẩn; chính xác đê tránh trình trạng đánh dấu lại quá nhiều lần.

Đối với cách đóng dấu chữ ký:

  • Chỉ được đóng dấu sau khi có chữ kỹ; không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Nguyên tắc chung khi đóng dấu là dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

Đối với cách đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy: Theo quy định thì việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định; nên muốn đóng dấu đúng bạn cần đọc kỹ các quy định về đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy để có thể đóng dấu đúng.

Lưu ý: Đối với dấu giáp lai mặc dù do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định nhưng theo quy định thì dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Trên đây là những nội dung về Hợp đồng đóng dấu ngược có sao không ? (Cập nhật 2023) do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo