Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định

Trong lĩnh vực y tế, hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là một phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Hợp đồng này xác định rõ các điều khoản về việc cung cấp dịch vụ y tế, phương thức thanh toán, và các quy định khác liên quan đến quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định đến quý khách hàng, nhằm hỗ trợ quý khách hàng trong việc soạn thảo, ký kết loại hợp đồng này. 

Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định

Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định

1. Hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là gì?

Hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là một thỏa thuận giữa bác sĩ hoặc cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân, trong đó bác sĩ cam kết cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và bệnh nhân cam kết trả tiền phí theo quy định. Hợp đồng này thường xác định rõ các điều khoản như quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, phương thức thanh toán, và các điều kiện về việc chăm sóc sức khỏe.

2. Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

            …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG KHÁM CHỮA BỆNH

Số: …/HĐCB

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên A:

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà

Chức vụ:

CMND số:                                     Ngày cấp:                         Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Bên B:

Ông/bà:                                             Ngày sinh:                               Giới tính:

CMND số:                                     Ngày cấp:                         Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Công việc thỏa thuận

Bên A đồng ý thuê đích danh bên B tiến hành chữa bệnh cho toàn thể nhân viên bên A tại Phòng khám đa khoa của bên A, địa chỉ … theo thời hạn được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Điều 2. Thời hạn công việc

Bên A thuê bên B thực hiện các hoạt động chuyên môn tại Phòng khám trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày ký kết hợp đồng tức ngày …/…/…

Điều 3. Chế độ làm việc

3.1. Thời gian làm việc:

– Làm việc đủ 8 giờ/tuần, từ thứ 2 đến thứ 6:

+ Buổi sáng: từ 8:00 đến 12:00

+ Buổi chiều: từ 13:30 đến 17:30

– Thời giờ nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương) theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

– Bên B nghỉ đột xuất thì phải thông báo cho bên A, muộn nhất là trước 24 giờ. Trường hợp bên B nghỉ quá 5 ngày làm việc liên tục, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không cần báo trước.

3.2. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

– Giá trị hợp đồng: 120.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi triệu đồng chẵn)

Giá trị hợp đồng tương ứng với 06 (sáu) tháng làm việc liên tục của bên B. Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, các bên thỏa thuận xác định lại giá trị hợp đồng tại thời điểm chấm dứt.

– Bên A thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên B theo 3 đợt:

Đợt 1: thanh toán 20% giá trị hợp đồng ngay tại thời điểm ký kết.

Đợt 2: thanh toán 30% giá trị hợp đồng sau 03 (ba) tháng làm việc, kể từ ngày ký kết.

Đợt 3: thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau 06 (tháng) tháng làm việc, kể từ ngày ký kết.

– Thông tin số tài khoản của bên B:

   Chủ tài khoản: …

   Số tài khoản: …

   Ngân hàng: …                    

   Chi nhánh: …

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Yêu cầu bên B cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh chuyên môn, lĩnh vực hành nghề;

– Giám sát, điều hành công việc chuyên môn của bên B trong quá trình chữa bệnh tại Phòng khám;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho bên B;

– Bảo đảm chất lượng cơ sở vật chất, vật tư y tế và các điều kiện cần thiết để bên B tiến hành hoạt động chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan trong quá trình chữa bệnh tại Phòng khám;

– Được thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi theo thỏa thuận;

– Yêu cầu bên A cung cấp tài liệu, giấy tờ đảm bảo hoạt động hợp pháp của Phòng khám;

– Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến cho người bệnh trong quá trình chữa bệnh tại Phòng khám;

– Đảm bảo các nguyên tắc của hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định pháp luật có liên quan;

– Giữ thái độ ân cần, hòa nhã, tận tâm, nhiệt thành với người bệnh;

– Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án;

– Chấp hành nội quy, kỷ luật làm việc và các quy định của Phòng khám;

– Cam kết về tính hợp pháp của chứng chỉ hành nghề, không trong thời gian bị đình chỉ hành nghề;

– Chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn và theo sự phân công, chỉ định của bên A;

– Sử dụng, bảo quản trang thiết bị vật tư y tế có sẵn tại Phòng khám; các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được bên A trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại

Bên B gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm cho nhân viên của bên A thì chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 7. Bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự.

– Bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hết thời hạn đã thỏa thuận;

– Một trong các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng;

– Một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Trường hợp này phải báo trước cho bên kia muộn nhất là 07 (bảy) ngày. Bên vi phạm nghĩa vụ báo trước phải chịu phạt vi phạm với mức phạt bằng 25% giá trị Hợp đông này.

Điều 10. Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực 06 (sáu) tháng, kể từ ngày ký.

– Hợp đồng gồm 05 (năm) trang, được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp các bên có thỏa thuận thay đổi nội dung của Hợp đồng này thì thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên.

– Đính kèm Hợp đồng này là 01 (một) bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp cho Phòng khám đa khoa của bên A; 01 (một) bản sao Giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa của bên A; 01 (một) bản sao Chứng chỉ hành nghề của bên B.

         Bên A                                                                            Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hồ sơ ký hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm những gì?

Hồ sơ ký hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh ghi lại các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, được ký kết bởi cả hai bên.
  • Giấy tờ xác nhận đăng ký bệnh nhân gồm thông tin cá nhân của bệnh nhân như tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh.
  • Giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế (nếu có): Bảo hiểm y tế cá nhân hoặc thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân.
  • Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp cho Phòng khám đa khoa; 01 (một) bản sao Giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa của bên sử dụng dịch vụ;
  • 01 (một) bản sao Chứng chỉ hành nghề của bên khám chữa bệnh.
  • Bản sao giấy phép hoạt động KCB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở KCB.

  • Bản chụp có đóng dấu quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở KCB ngoài công lập.

  • Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).

  • Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của cơ sở KCB.

  • Bản sao giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế.

  • Bản sao quy chế hoạt động của cơ sở KCB.

  • Bản sao Quy chế quản lý tài chính của cơ sở KCB.

  • Bản sao Quy chế bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân.

  • Bản sao Quy chế xử lý khiếu nại, tố cáo của cơ sở KCB.

4. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh là bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh thường được xác định trong hợp đồng, và có thể thay đổi tùy theo các điều kiện cụ thể của dịch vụ y tế. Thông thường, thời gian hiệu lực của hợp đồng bao gồm cả thời gian bắt đầu từ ngày ký và thời gian kết thúc sau khi hoàn thành dịch vụ hoặc điều trị, hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế được quy định như sau:

Đối với cơ sở y tế lần đầu ký hợp đồng hoặc đã tạm dừng hợp đồng từ 06 tháng trở lên:

  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12 của năm ký hợp đồng.

Đối với cơ sở y tế đã thực hiện hợp đồng hằng năm:

  • Cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế hoàn thành việc ký hợp đồng năm sau trước ngày 31/12 của năm trước.
  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm.

Trường hợp hợp đồng hết hiệu lực:

  • Cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng.
  • Phụ lục hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm.

5. Câu hỏi thường gặp

Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh phải được lập thành văn bản?

Có. Hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh phải được lập thành văn bản để đảm bảo tính hợp pháp và ràng buộc của hợp đồng.

Có nhiều loại hình dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau?

Có. Có nhiều loại hình dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau như: khám tổng quát, khám chuyên khoa, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, ...

Bệnh nhân có quyền được bảo mật thông tin cá nhân?

Có. Bệnh nhân có quyền được bảo mật thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo