Hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ kế toán và bên thuê dịch vụ về việc bên cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện các công việc nghiệp vụ kế toán cho bên thuê dịch vụ và bên thuê dịch vụ sẽ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân.
1. Dịch vụ kế toán là gì?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Dịch vụ kế toán là một dịch vụ làm kế toán thuê cho một đơn vị khác. Dịch vụ này sẽ giải quyết toàn bộ công việc kế toán cho đơn vị thuê từ thuế, kê khai thuế, tài chính đến báo cáo tài chính… một cách uy tín và chính xác.
2. Hợp đồng dịch vụ kế toán là gì?
Hợp đồng dịch vụ kế toán là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên (nhà cung cấp dịch vụ) cam kết thực hiện các công việc kế toán cho bên kia (khách hàng). Công việc có thể bao gồm lập báo cáo tài chính, quản lý thuế, lưu trữ hóa đơn, và nhiều hơn nữa.
Tham khảo thêm Mẫu hợp đồng thuê kế toán ngoài giờ (Cập nhật 2023) tại ACC
3. Mẫu hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân
Dưới đây là mẫu hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Số: ………………..
Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015;
Căn cứ Luật Thương mại 2005;
Căn cứ vào nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên;
Hôm nay, ngày 01 tháng 03 năm 2016, chúng tôi gồm có:
BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ: ……………… …………………….. (Bên A)
Đại diện :
Chức vụ :
Địa chỉ :
Điện thoại :
Mã số thuế :
BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ: ……………………………(Bên B) :
Người đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bên A thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói cho bên B như sau:
– Hỗ trợ đăng ký hồ sơ ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
– Nhận chứng từ kế toán định kỳ theo tháng hoặc quý bao gồm: Hóa đơn VAT đầu ra, đầu vào, sổ phụ ngân hàng, bảng chấm công và các chứng từ liên quan khác
– Rà soát, kiểm tra chứng từ đưa ra phản hồi những thông tin cần điều chỉnh, bổ sung nếu có
– Thực hiện khai thuế môn bài và nộp cho cơ quan thuế theo quy định khi có thay đổi
– Thực hiện kê khai thuế, báo cáo thuế hàng tháng, quý, báo cáo thuế thu nhập cá nhân, và tình hình sử dụng hóa đơn. Sau đó nộp tờ khai đến cơ quan thuế theo đúng quy định về biểu mẫu và thời hạn
– Thông báo số thuế phát sinh phải nộp nếu có để doanh nghiệp tiến hành nộp thuế
– Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử nhằm đơn giản hóa tiến trình nộp thuế nếu có phát sinh
– Căn cứ vào tất cả hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong năm thực hiện ghi nhận phát sinh, cân đối doanh thu, chi phí sao cho hợp lý để lên bảng báo cáo tài chính, quyết toán năm.
– Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán để cập nhật số liệu của doanh nghiệp
– Theo dõi hàng tồn kho theo từng mã hàng cụ thể, tính giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho
– Lên báo cáo tài chính và thực hiện nộp báo cáo quyết toán năm
– Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập cá nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động và người phụ thuộc
– In sổ sách, phiếu thu chi, nhập xuất vào mỗi năm tài chính, tiến hành đóng sổ và giao lại để doanh nghiệp lưu tại cơ quan phục vụ thanh kiểm tra về sau.
– Thiết lập bảng lương phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Tư vấn doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến chi phí, hóa đơn, cân đối thuế GTGT đầu ra và đầu vào, … nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu số thuế phải nộp, tối ưu lợi ích của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
– Hỗ trợ tư vấn các vấn đề khác liên quan đến kế toán khi doanh nghiệp có phát sinh bất thường
– Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế về các quy định mới, tập huấn thuế, giải trình thanh kiểm tra, đối chiếu hồ sơ khai thuế, số thuế phát sinh, …
– Hỗ trợ tư vấn các vấn đề khác liên quan đến lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, các chính sách phúc lợi khác, …
Điều 2 : Phí dịch vụ và hình thức thanh toán
Phí dịch vụ: ………………………………..
Khi doanh nghiệp có chứng từ phát sinh ngoài điều kiện đã thỏa thuận ở trên hai bên cùng bàn bạc với mức phù hợp cho cả hai
Thời gian thanh toán: Thanh toán sau khi hoàn thành các thủ tục kê khai và công việc trong chu kỳ mỗi quý.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Điều 3: Thời gian thực hiện:
Thời gian bắt đầu thực hiện dịch vụ kế toán trọn gói: Từ ngày …………..
Thời hạn hợp đồng: 12 tháng
Điều 4: Trách nhiệm mỗi bên
4.1 Quyền và trách nhiệm bên A:
Quyền được yêu cầu bên B cung cấp đầy đủ, chính xác và hợp pháp các chứng từ và số liệu kế toán
Không chịu trách nhiệm đối với các hóa đơn, chứng từ và các số liệu kế toán được cung cấp không đầy đủ và không chính xác, hợp pháp bởi bên B
Quyền được hưởng phí dịch vụ được quy định trong hợp đồng này
Có trách nhiệm giữ bí mật tuyệt đối các số liệu hay thong tin của bên B
Có trách nhiệm lập và nộp báo cáo thuế đúng ngày theo quy định của cơ quan quản lý thuế. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ sổ sách kế toán
4.2 Quyền và trách nhiệm bên B:
Quyền được yêu cầu bên A thực hiện đầy đủ các báo cáo thuế, sổ sách kế toán trên cơ sở chứng từ và số liệu do mình cung cấp.
Quyền được yêu cầu bên A giải thích số liệu liên quan đến hoạt động kế toán phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ
Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và hợp pháp các chứng từ và số liệu kế toán khi cung cấp cho bên A
Thanh toán phí dịch vụ đúng thời hạn được quy định trong điều 2 của hợp đồng này
Điều 5: Điều khoản chung
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh các vấn đề khác thì hai bên cùng bàn bạc và thống nhất trên tinh thần hợp tác lẫn nhau.
Hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng khi nhận thấy không còn phù hợp và cần thiết, trước khi chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho bên kia biết bằng văn bản ít nhất 30 ngày.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Hợp đồng dịch vụ kế toán trưởng là một tài liệu quan trọng trong việc thiết lập và quản lý dịch vụ kế toán của một tổ chức. Hợp đồng này xác định các điều kiện và cam kết giữa doanh nghiệp và kế toán. Hợp đồng dịch vụ kế toán phải đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng trong vai trò và trách nhiệm của kế toán trưởng. Nó cũng định rõ phạm vi công việc, quyền hạn, và các điều khoản về bảo mật thông tin và tuân thủ quy định kế toán.
Tham khảo thêm Mẫu hợp đồng dịch vụ kế toán trưởng năm 2023 và Mẫu hợp đồng dịch vụ kế toán thuế năm 2023
4. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ kế toán
Khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ kế toán, đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được ghi rõ ràng và cụ thể là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, mà còn giúp tránh những hiểu lầm và tranh chấp có thể xảy ra sau này. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:
Thứ nhất, hợp đồng phải ghi rõ ngày tháng năm thực hiện. Thông tin cơ bản của cả hai bên tham gia hợp đồng cũng cần được ghi rõ, bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, email, tên của người đại diện và chức vụ của họ.
Thứ hai, về mặt nội dung, hợp đồng cần phải bao gồm các điểm sau:
-
Tại Điều 1, nên quy định rõ ràng về nội dung công việc cần thực hiện của cả hai bên. Điều này bao gồm cả nghĩa vụ kê khai và quyết toán thuế, cũng như bất kỳ yêu cầu cụ thể nào khác mà hai bên đã thỏa thuận.
-
Tại Điều 2 và Điều 3, cần phải xác định chi tiết về chi phí dịch vụ, bao gồm mức phí, phương thức thanh toán và thời gian thực hiện dịch vụ. Điều này giúp đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ về nghĩa vụ tài chính của mình.
-
Tại Điều 4, hợp đồng cần phải nêu rõ quyền và trách nhiệm của cả hai bên. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc cung cấp thông tin cần thiết, tuân thủ các yêu cầu về thời gian và bảo mật, và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Cuối cùng, đảm bảo rằng hợp đồng được soạn thảo một cách chính xác và cụ thể, với ngôn ngữ dễ hiểu. Điều này sẽ giúp tránh bất kỳ hiểu lầm hoặc tranh chấp nào có thể xảy ra sau này và giúp cả hai bên dễ dàng tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
5. Những trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
"Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;
2. Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
3. Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
4. Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
5. Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy các trường hợp trên thì không được cung cấp dịch vụ kế toán.
Dịch vụ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, họ có thể giúp quản lý tài chính, xử lý hạch toán và tạo báo cáo tài chính đáng tin cậy.
Vậy Cá nhân làm dịch vụ kế toán được không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thêm.
Bên cạnh đó, đồng hành cùng bạn, ACC cung cấp dịch vụ báo cáo thuế cuối năm, giúp doanh nghiệp của bạn chuẩn bị và nộp báo cáo thuế cuối năm một cách chính xác và kịp thời.
6. Một số câu hỏi thường gặp về dịch vụ kế toán dịch vụ kế toán
Hợp đồng dịch vụ kế toán là gì?
Hợp đồng dịch vụ kế toán là một thỏa thuận giữa một cá nhân hoặc một công ty cung cấp dịch vụ kế toán và khách hàng, với mục đích thực hiện các dịch vụ kế toán như báo cáo tài chính, phân tích chi phí và đưa ra các khuyến nghị.
Nội dung cần có trong hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân là gì?
Cách để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán cho cá nhân?
Lợi ích của hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân là gì?
Khi ký hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân, khách hàng sẽ nhận được sự chuyên nghiệp và hiểu biết chuyên sâu về kế toán. Cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo chính sách thuế được tuân thủ đúng thời hạn.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận