Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật

Hợp đồng dịch vụ là một tài liệu pháp lý quan trọng giữa hai hoặc nhiều bên để thiết lập và quản lý một mối quan hệ dịch vụ. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật để có thể lập hợp đồng dịch vụ một cách kỹ lưỡng và minh bạch, giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đồng thuận cho tất cả các bên liên quan.

Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật

Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ cụ thể như sau:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

2. Phân loại hợp đồng dịch vụ

Có rất nhiều loại hợp đồng dịch vụ khác nhau, và không có con số chính xác nào để xác định số lượng. Tuy nhiên, ta có thể phân loại hợp đồng dịch vụ dựa trên một số tiêu chí:

- Dựa trên lĩnh vực dịch vụ:

  • Hợp đồng dịch vụ du lịch
  • Hợp đồng dịch vụ vận tải
  • Hợp đồng dịch vụ xây dựng
  • Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm
  • Hợp đồng dịch vụ y tế
  • Hợp đồng dịch vụ viễn thông
  • Hợp đồng dịch vụ vệ sinh
  • Hợp đồng dịch vụ sửa chữa
  • Hợp đồng dịch vụ bảo trì
  • ...

- Dựa trên đối tượng tham gia:

  • Hợp đồng dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • Hợp đồng dịch vụ giữa doanh nghiệp với cá nhân
  • Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với cá nhân

- Dựa trên thời hạn:

  • Hợp đồng dịch vụ ngắn hạn
  • Hợp đồng dịch vụ dài hạn

- Dựa trên giá trị hợp đồng:

  • Hợp đồng dịch vụ giá trị nhỏ
  • Hợp đồng dịch vụ giá trị lớn

- Ngoài ra, còn có một số loại hợp đồng dịch vụ đặc biệt như:

  • Hợp đồng dịch vụ đại lý
  • Hợp đồng dịch vụ ủy thác
  • Hợp đồng dịch vụ hợp tác

3. Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Số: … /20../HĐDV

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20.., tại ... chúng tôi gồm có:

Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chưc: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên sử dụng dịch vụ/cung ứng dịch vụ là cá nhân thì được ghi như sau):

Bên sử dụng dịch vụ/cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B)

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện (ghi nội dung dịch vụ) …, bên B đảm nhận và thực hiện …

(Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội).

Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …

Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A

  1. Quyền của Bên A:

Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

Trả tiền dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:

  1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên A mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên A, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng phải báo ngay cho bên A.

Yêu cầu bên A trả tiền dịch vụ

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên B:

Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.

Bảo quản và phải giao lại cho bên A tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc (nếu có).

Báo ngay cho bên A về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 5. Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:

  1. Tiền dịch vụ: Thực hiện công việc tại Điều 1 là: … đồng (Bằng chữ: …), đã bao gồm … % tiền thuế giá trị gia tăng.
  2. Phương thức thanh toán: …

(Bên A và bên B thoả thuận cụ thể về phương thức thanh toán và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 6. Chi phí khác

Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

  1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
  2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./. 

BÊN B

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có)) 

 

BÊN A

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

4. Các nội dung cần có trong Hợp đồng dịch vụ

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

- Đối tượng của hợp đồng;

- Số lượng, chất lượng;

- Giá, phương thức thanh toán;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Như vậy, các nội dung chính cần có trong hợp đồng dịch vụ sẽ bao gồm:

  • Đối tượng của hợp đồng (ghi rõ nội dung dịch vụ cần thực hiện)
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng (ngày Hợp đồng này có hiệu lực, thời gian dự kiến hoàn thành công việc)
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên 
  • Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán
  • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp (các bên thoả thuận rõ các phương thức giải quyết tranh chấp có thể được áp dụng)
  • Các thoả thuận khác (cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, số bản sao của hợp đồng, số trang, mỗi bên giữ bao nhiêu bản,...)

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ

5.1 Đối với bên sử dụng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Quyền của bên sử dụng dịch vụ:

+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

+ Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ:

+ Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

5.2 Đối với bên cung ứng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Quyền của bên cung ứng dịch vụ:

+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

+ Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

- Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:

+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc trừ trường hợp có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.

+ Bảo quản và sau khi hoàn thành công việc phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao.

+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

+ Giữ bí mật thông tin trong thời gian thực hiện công việc theo thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1 Hợp đồng dịch vụ phải có chữ ký của hai bên?

Có. Hợp đồng dịch vụ phải có chữ ký của hai bên để thể hiện sự đồng ý của hai bên đối với các nội dung của hợp đồng.

6.2 Hợp đồng dịch vụ phải được công chứng?

Không. Hợp đồng dịch vụ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ các thông tin cần thiết và được hai bên ký kết hợp lệ. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng sẽ giúp tăng tính ràng buộc và đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

6.3 Hợp đồng dịch vụ có thể được sửa đổi?

Có. Hợp đồng dịch vụ có thể được sửa đổi nếu có sự đồng ý của cả hai bên. Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản và được hai bên ký kết hợp lệ.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp luật. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1171 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo