Khi đời sống con người càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ càng cao, nhất là trong những sự kiện quan trọng với quy mô lớn như tiệc cưới, liên hoan hay hội nghị v.v.. Để những sự kiện đó được diễn ra chỉn chu, hoàn hảo thì việc sử dụng hợp đồng đặt tiệc là cần thiết để đảm bảo những công việc đã thỏa thuận được thực hiện. Cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Mẫu hợp đồng đặt tiệc phổ biến hiện nay nhé!

Mẫu hợp đồng đặt tiệc phổ biến hiện nay
1. Hợp đồng đặt tiệc là gì?
Hợp đồng đặt tiệc là một dạng của hợp đồng cung ứng dịch vụ, theo đó, bên nhận đặt tiệc sẽ cung cấp cho bên đặt tiệc các dịch vụ ăn uống, giải trí, liên hoan và các dịch vụ khác theo yêu cầu của bên đặt tiệc.
Hợp đồng đặt tiệc có các đặc điểm sau:
- Là hợp đồng dân sự, được ký kết giữa hai bên chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Là hợp đồng có đền bù, bên đặt tiệc sẽ phải trả tiền cho bên nhận đặt tiệc khi bên nhận đặt tiệc đã thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận.
- Là hợp đồng song vụ, nghĩa là bên nhận đặt tiệc có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên đặt tiệc, và bên đặt tiệc có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền cho bên nhận đặt tiệc.
Nội dung của hợp đồng đặt tiệc thường bao gồm các điều khoản sau:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của hai bên tham gia hợp đồng.
- Loại hình dịch vụ đặt tiệc, bao gồm: tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc liên hoan, tiệc hội nghị,...
- Thời gian, địa điểm tổ chức tiệc.
- Thực đơn, các dịch vụ kèm theo (trang trí, âm thanh, ánh sáng,...)
- Giá cả, phương thức thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng đặt tiệc là một văn bản pháp lý quan trọng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên tham gia hợp đồng. Do đó, khi ký kết hợp đồng đặt tiệc, các bên cần đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng và đảm bảo rằng các điều khoản đó đã được thỏa thuận rõ ràng và thống nhất.
Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt tiệc:
- Chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ uy tín, có kinh nghiệm và được nhiều người tin tưởng.
- Soạn thảo hợp đồng đặt tiệc đầy đủ, rõ ràng và chi tiết, bao gồm các điều khoản quan trọng như loại hình dịch vụ, thời gian, địa điểm, thực đơn, giá cả, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của hai bên,...
- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết và đảm bảo rằng các điều khoản của hợp đồng đã được thỏa thuận rõ ràng và thống nhất.
2. Mẫu hợp đồng đặt tiệc phổ biến hiện nay
2.1 Mẫu hợp đồng đặt tiệc cưới
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……,ngày …..tháng……năm…….
HỢP ĐỒNG ĐẶT TIỆC CƯỚI
Số:……./HĐĐTC
-Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005;
-Căn cứ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 24 tháng 1 năm 2015;
-Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên
Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:
Bên A: ………………..( Bên cung ứng dịch vụ)
Địa chỉ:.............................................................................................................................
Điện thoại:………………………………………………………………………………
Đại diện pháp luật :.........................................................................................................
Chức vụ :........................................................................................................................
Số tài khoản:..............................................
Ngân hàng:.....................................................
Bên B: ……………………………………( Bên thuê dịch vụ)
Địa chỉ: ……………………..........................................................................................
Điện thoại:……………………………………………………………………………..
Số tài khoản:……………………………….
Ngân hàng :……………………………………….
Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng
Bên A có nghĩa vụ phải tổ chức, trang trí tiệc cưới đúng ngày theo như bên B đã yêu cầu. Bên B phải trả tiền cho bên A.
Điều 2. Thông tin tiệc
2.1 Số mâm đặt tiệc: ……(...... người/ bàn) Số người: ……….
2.2 Thực đơn và giá cả( tính bằng tiền Việt Nam đồng ,chưa bao gồm 10% VAT)
2.3. Về nhà hàng
– Sảnh chứa:…… bàn
–Sảnh cưới không có cột hoặc hạn chế nhiều cột để tạo không gian rộng rãi thoáng mát.
– Yêu cầu đi xem sảnh: check bàn, ghế, máy lạnh, âm thanh, ánh sáng, trần nhà, thang máy, nhà vệ sinh ngay lần đầu tiên đến xem nhà hàng.
– Có bãi giữ xe hơi và xe máy. Không mất phí trông xe.
– Phòng thay trang phục của cô dâu – chú rể phải nối trực tiếp với sảnh tiệc.
– Có ghế trẻ em dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Thường thì mỗi bàn có …..cái .
2.4. Cách thức trang trí sảnh cưới:
– Màu trang trí:……
– Phông cưới, chữ : Bên A chuẩn bị.
– Hoa trang trí từng bàn: Chọn loại hoa mà nhà hàng có và yêu cầu trang trí đủ số bàn đã đặt.
– Hoa dọc 2 bên lối đi : bên A tính tiền theo trụ, có….trụ dọc hai bên lối .
2.5. Phần đón khách
– Chiếu clip khi chờ khách, bên A hỗ trợ chuẩn bị máy chiếu.
2.6. Làm lễ
– MC: Thuê của bên A thì đưa ra yêu cầu cho MC, nội dung thì theo kịch bản của CD-CR
– Phần mở màn: chiếu clip (phải đem đĩa này lên test với bên A , có khi máy chiếu bên A không đọc được những đuôi file đặc biệt, nên phải convert thành đuôi mp4 hoặc dùng laptop cá nhân đem lên bên A để kết nối với máy chiếu).
– Sau lễ sẽ mở nhạc đĩa hoặc các tiết mục văn nghệ(nếu có).
2.7. Thời gian tổ chức:
-Ngày ……
-Từ ….h đến ……h
– Quá giờ quy định tính phí. Tính …….vnd/ giờ
2.8. Địa điểm : Tại hội trường……….
Điều 3 . Dịch vụ phục vụ
-Thái độ phục vụ phải lịch sự, nhiệt tình, chu đáo.
– Số lượng nhân viên phải đáp ứng đủ để phục vụ cho tiệc.
-Tất cả đồ phải chuẩn bị đầy đủ
Điều 4. Ưu đãi bên A dành cho bên B
– Bia và nước ngọt. Thương hiệu…………….. Được khuyến mãi trong một tiếng đầu. Qua giờ khuyến mãi sẽ tính về giá mà bên A quy định.
– Trang trí: bánh kem, tháp ly & rượu , pháo kim tuyến.
– Hoa tươi bàn bánh cưới + bàn champagne + bàn ký tên.
– Thùng đựng tiền mừng.
– Phông chữ sân khấu.
– Bữa ăn nhẹ cho CD-CR.
– Bánh khai vị / đậu phộng cho khách.
– Máy chiếu.
Điều 5. Thanh toán
5.1. Tổng tiền tạm tính: ……………VNĐ (Bằng chữ………………………………)
5.2. Thời hạn thanh toán
– Đợt 1: ….. % , khi đến để đặt cọc tiệc.
– Đợt 2: ……% , chậm nhất là ….. ngày trước ngày tiệc.
– Thanh toán dứt điểm khi xong tiệc: …..% + chi phí phát sinh trong tiệc (bia nước ngọt nếu tính riêng)
– Ngày chốt món ăn: trước ….. ngày
– Ngày chốt lại số bàn: trước ….. ngày
Điều 6. Trách nhiệm của các bên
6.1.Trách nhiệm của bên A
-Bên A có trách nhiệm cung cấp đúng và đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng.
-Bên A có trách nhiệm dự phòng 5% tổng số mâm theo hợp đồng.
-Bên A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ đồ uống trong bữa tiệc cho bên B theo điều khoản trên. Ngoài giá đồ uống quy định theo hợp đồng , các đồ uống khác sẽ căn cứ theo bảng giá của bên A quy định.
6.2. Trách nhiệm của bên B
-Nếu bên B có sự thay đổi về số lượng mâm cỗ đã đặt, đề nghị bên B báo trước cho bên A trước 03 ngày(không tính ngày thực hiện hợp đồng tiệc cưới, số lượng báo tăng (giảm) không vượt quá 10% số lượng mâm đã đặt.
-Bên B cử người đại diện gia đình có mặt tại hội trường trước 01 giờ để nhận bàn giao tiệc và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong bữa tiệc.
-Cuối buổi tiệc đề nghị đại diện bên gia đình bên B xác nhận các thông tin trong biên bản giao, nhận tại hội trường để làm cơ sở thanh toán sau này và có ý kiến đóng góp cho bên A , tránh những hiểu nhầm không đáng có.
– Bên B tự bảo quản tài sản mang theo, nếu mất Bên A không chịu trách nhiệm. Tất cả những đồ dùng, đồ ăn uống Bên B muốn tự đem đến phải thỏa thuận trước với bên A khi làm hợp đồng.
Điều 7. Chấm dứt thực hiện hợp đồng
-Khi hai bên đã hoàn thành xong các nghĩa vụ trong hợp đồng và làm biên bản thanh lý hợp đồng
-Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
-Khi việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho bên B thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên B biết trước ……..ngày,bên B phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên A đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Bất khả kháng
Trong trường hợp bất khả kháng được quy định trong luật dân sự (động đất, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, các hành động của chính phủ…mà không thể ngăn chặn hay kiểm soát được) thì bên bị cản trở được quyền tạm dừng việc thi hành nghĩa vụ của mình trong thời gian….tháng mà không phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào gây ra do chậm trễ, hư hỏng hoặc mất mát có liên quan, đồng thời phải thông báo bằng email ngay lập tức cho bên kia biết về sự cố bất khả kháng đó. Hai bên sẽ cùng nhau giải quyết nhằm giảm thiểu hậu quả một cách hợp lý nhất.
-Trong trường hợp hai bên không thống nhất lại được ý kiến thì sẽ chấm dứt hợp đồng
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
-Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Hiệu lực Hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…tháng….năm, được làm thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ ……..bản, Bên B giữ …… bản.
Bên A ký tên Bên B ký tên
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
>> Tải mẫu hợp đồng đặt tiệc cưới tại đây.
2.2 Mẫu hợp đồng đặt tiệc liên hoan
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
………, Ngày…..tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG ĐẶT TIỆC LIÊN HOAN
Căn cứ: Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 được quốc hội ban hành ngày 24/11/2015,
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,
Hôm nay ngày….tháng….năm…..tại địa chỉ……., chúng tôi bao gồm:
Ông/Bà……………………….(Sau đây gọi là BÊN A)
Sinh năm:…………
CCCD :………………………. Cấp tại…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Công ty………………………………...(Sau đây gọi là BÊN B)
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà:............................ Chức vụ:...........................
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Cùng bàn bạc thống nhất những thoả thuận sau đây:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
Bên B đồng ý cung cấp cho bên A địa điểm và dịch vụ ăn uống để tổ chức tiệc liên hoan chi tiết như sau:
1.Số lượng mâm đặt tiệc:....................mâm (......... người/mâm)
Dự trù: …….mâm.
- Thời gian tổ chức:
- Địa điểm tổ chức:
- Thực đơn – giá cả:
Đơn giá (đã bao gồm đồ uống ) (1)
Tiền thuê hội trường (2)
Giá trị hợp đồng tạm tính (3) = (1) +(2)
Điều 2. Yêu cầu về chất lượng của tiệc
Bên A có nghĩa vụ chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn là các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy kiểm định về chất lượng sản phẩm, giấy kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bên A đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về an ninh- trật tự, phòng cháy và chữa cháy tại khu vực.
Đầu bếp của bên A cần có 1 đầu bếp trưởng có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên.
Điều 3. Thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng
Bên A hoàn tất bữa tiệc liên hoan theo số lượng theo Điều 1 vào …giờ đến…. Ngày ….tháng….năm….. tại địa chỉ…………………….
Nếu bên A chậm trễ trong việc sắp xếp tiệc sau 1 giờ kể từ thời điểm đã thoả thuận, bên B sẽ từ chối thanh toán cho bên A.
Điều 4. Giá tiệc – Phương thức thanh toán
4.1 Tổng giá trị hợp đồng thanh toán là:……..( bằng chữ:……)
(giá trên đã bao gồm 10% thuế VAT)
4.2 Bên B thanh toán cho bên A làm 2 đợt:
Đợt 1: 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực
Đợt 2: Thanh toán số tiền còn lại sau khi bên A hoàn tất công việc
4.3 Cách thức thanh toán
Bên B thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên A
Tài khoản hưởng thụ:.........................................
Chủ tài khoản:....................................................
Chi nhánh………………………………………
Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
Bên A:
Bên A có trách nhiệm cung cấp đúng và đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng.
Bên A có trách nhiệm dự phòng 5% tổng số mâm theo hợp đồng
Bên A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ đồ uống trong bữa tiệc cho bên B theo điều khoản 1. Ngoài giá đồ uống quy định theo hợp đồng , các đồ uống khác sẽ căn cứ theo bảng giá của bên A quy định.
Bên B:
Nếu khách hàng có sự thay đổi về số lượng mâm cỗ đã đặt, đề nghị quý khách báo trước cho Nhà hàng trước 03 ngày(không tính ngày thực hiện hợp đồng tiệc cưới, số lượng báo tăng (giảm) không vượt quá 10% số lượng mâm đã đặt.
Quý khách cử người đại diện gia đình có mặt tại hội trường trước 01 giờ để nhận bàn giao tiệc và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong bữa tiệc.
Cuối buổi tiệc đề nghị đại diện bên gia đình quý khách xác nhận các thông tin trong biên bản giao, nhận tại hội trường để làm cơ sở thanh toán sau này và có ý kiến đóng góp cho nhà hàng , tránh những hiểu nhầm không đáng có.
Bên B tự bảo quản tài sản mang theo, nếu mất Bên A không chịu trách nhiệm. Tất cả những đồ dùng, đồ ăn uống Bên B muốn tự đem đến phải thỏa thuận trước với bên A khi làm hợp đồng.
Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:
+Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng cháy và chữa cháy,… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
+Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau….. lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hai bên có thỏa thuận.
Một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ………………. được ghi nhận trong Hợp đồng này;
-…
Điều 7. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và mỗi Bên được giữ…. Bản.
Bên A Bên B
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
>> Tải mẫu hợp đồng đặt tiệc liên hoan tại đây.
2.3 Mẫu hợp đồng đặt tiệc hội nghị
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…………., Ngày…..tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG ĐẶT TIỆC HỘI NGHỊ
(Số…../HĐĐTHN)
Căn cứ: Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 được quốc hội ban hành ngày 24/11/2015,
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,
Hôm nay ngày….tháng….năm…..tại địa chỉ……., chúng tôi bao gồm:
Bên A : Ông/Bà……………………………..
CCCD………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Bên B :Công ty............................................................
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà:.………………… Chức vụ:...........................
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Cùng bàn bạc thống nhất những thoả thuận sau đây:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
Bên B đồng ý cung cấp cho bên A địa điểm và dịch vụ ăn uống để tổ chức hội nghị chi tiết như sau:
Số lượng mâm đặt tiệc:............mâm (.......... người/mâm)
Dự trù:.............mâm.
Thời gian tổ chức:
Địa điểm tổ chức
Thực đơn – giá cả:
Đơn giá (đã bao gồm đồ uống ) (1)
Tiền thuê hội trường (2)
Giá trị hợp đồng tạm tính (3) = (1) +(2)
Điều 2. Yêu cầu về chất lượng của tiệc
Bên A có nghĩa vụ chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn là các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy kiểm định về chất lượng sản phẩm, giấy kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bên A đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về an ninh- trật tự, phòng cháy và chữa cháy tại khu vực.
Đầu bếp của bên A cần có 1 đầu bếp trưởng có kinh nghiệm từ …. năm trở lên.
Điều 3. Thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng
Bên A hoàn tất bữa tiệc liên hoan theo số lượng theo Điều 1 vào …giờ đến…. Ngày ….tháng….năm….. tại địa chỉ…………………….
Nếu bên A chậm trễ trong việc sắp xếp tiệc sau 1 giờ kể từ thời điểm đã thoả thuận, bên B sẽ từ chối thanh toán cho bên A.
Điều 4. Giá tiệc – Phương thức thanh toán
4.1 Tổng giá trị hợp đồng thanh toán là:……..( bằng chữ:……)
(giá trên đã bao gồm 10% thuế VAT)
4.2 Bên B thanh toán cho bên A làm 2 đợt:
Đợt 1: 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực
Đợt 2: Thanh toán số tiền còn lại sau khi bên A hoàn tất công việc
4.3 Cách thức thanh toán
Bên B thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên A
Tài khoản hưởng thụ:.................................
Chủ tài khoản:............................................
Chi nhánh ……………………………….
Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
Bên A:
Bên A có trách nhiệm cung cấp đúng và đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng.
Bên A có trách nhiệm dự phòng 5% tổng số mâm theo hợp đồng
Bên A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ đồ uống trong bữa tiệc cho bên B theo điều khoản 1. Ngoài giá đồ uống quy định theo hợp đồng , các đồ uống khác sẽ căn cứ theo bảng giá của bên A quy định.
Bên B:
khách hàng có sự thay đổi về số lượng mâm cỗ đã đặt, đề nghị quý khách báo trước cho Nhà hàng trước ……. ngày(không tính ngày thực hiện hợp đồng tiệc cưới, số lượng báo tăng (giảm) không vượt quá ………% số lượng mâm đã đặt.
Quý khách cử người đại diện gia đình có mặt tại hội trường trước ….. giờ để nhận bàn giao tiệc và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong bữa tiệc.
Cuối buổi tiệc đề nghị đại diện bên gia đình quý khách xác nhận các thông tin trong biên bản giao, nhận tại hội trường để làm cơ sở thanh toán sau này và có ý kiến đóng góp cho nhà hàng, tránh những hiểu nhầm không đáng có.
Bên B tự bảo quản tài sản mang theo, nếu mất Bên A không chịu trách nhiệm. Tất cả những đồ dùng, đồ ăn uống Bên B muốn tự đem đến phải thỏa thuận trước với bên A khi làm hợp đồng.
Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:
+Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng cháy và chữa cháy,… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
+Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hai bên có thỏa thuận.
Một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ………………. được ghi nhận trong Hợp đồng này;
-…
Điều 7. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và mỗi Bên được giữ…. Bản.
Bên A Bên B
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
>> Tải mẫu hợp đồng đặt tiệc hội nghị tại đây.
3. Câu hỏi thường gặp
Khi ký kết hợp đồng đặt tiệc, có một số câu hỏi thường gặp mà bạn cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất:
Giá cả: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi đặt tiệc. Bạn nên hỏi rõ về giá cả của các món ăn, đồ uống, dịch vụ đi kèm, cũng như các khoản phí phát sinh khác.
Thực đơn: Bạn nên xem qua thực đơn của nhà hàng để lựa chọn các món ăn phù hợp với sở thích của mình và khách mời. Nhà hàng có thể đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về thực đơn của bạn hay không?
Số lượng khách mời: Bạn cần thông báo chính xác số lượng khách mời cho nhà hàng để họ có thể chuẩn bị chu đáo. Nếu số lượng khách mời vượt quá số lượng đã thống nhất, bạn có thể phải chịu thêm phí.
Thời gian và địa điểm: Bạn cần xác định thời gian và địa điểm tổ chức tiệc càng sớm càng tốt để nhà hàng có thể sắp xếp lịch trình và chuẩn bị địa điểm.
Các dịch vụ đi kèm: Ngoài các món ăn, đồ uống, bạn có thể yêu cầu các dịch vụ đi kèm khác như trang trí, âm thanh ánh sáng, MC,... Hãy hỏi rõ về chi phí và các điều khoản của các dịch vụ này.
Chính sách hủy hoặc thay đổi tiệc: Bạn nên hỏi rõ về chính sách hủy hoặc thay đổi tiệc của nhà hàng. Nếu bạn phải hủy tiệc, bạn sẽ được hoàn lại bao nhiêu tiền?
Ngoài ra, bạn cũng nên đọc kỹ hợp đồng đặt tiệc trước khi ký. Hợp đồng phải nêu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của hai bên, phương thức thanh toán, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng,...
Dưới đây là một số lời khuyên khi ký kết hợp đồng đặt tiệc:
So sánh giá cả của nhiều nhà hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định.
Lên danh sách các yêu cầu của bạn và thông báo cho nhà hàng trước khi ký hợp đồng.
Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký và yêu cầu nhà hàng giải thích các điều khoản mà bạn không hiểu.
Nội dung bài viết:
Bình luận