Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng

Hợp đồng đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên tham gia vào quá trình đào tạo nghề, bao gồm cơ sở đào tạo và học viên. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về hợp đồng đào tạo nghề là gì? Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng.

Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng

Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng

1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì? 

Theo khoản Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.”

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đào tạo nghề là văn bản thỏa thuận giữa người học nghề và tổ chức đào tạo nghề nhằm mục đích đào tạo cho người học nghề có được kiến thức, kỹ năng và tay nghề cần thiết để hoàn thành công việc cụ thể nào đó.

2. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày.......tháng........năm.........

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ 

Số: ……………………./HĐĐTN

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012

Căn cứ theo..................................... 

Hôm nay, chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

CÔNG TY: …………………….…………………….…………………….………………………..………………

Đại diện: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Chức vụ: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….  

Địa chỉ: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..……….        

Điện thoại: …………………….……………………. Fax: …………………….………………………………….   

Mã số thuế: …………………….…………………….…………………….…………………………………….….

Tài khoản số: …………………….…………………….…………………….……………………………………..

Email: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..…………

Bên học nghề: (2)

Họ và tên: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Sinh ngày: …… tháng .…. năm

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………….………………………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………….…………………….…………………….………………………..….

Chỗ ở hiện tại: …………………….…………………….…………………….…………………………………..….

Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày .......... tháng ........ năm .........

Điện thoại: …………………….…………………….…………………….…………………………………….…….

Mang CMND:………….hoặc hộ khẩu số:        …………………….…………………….…………………………..….

Cấp ngày…....tháng…....năm…....Tại: Công an .........................................................................................

Thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công ty đào tạo nghề…......................cho anh (chị) …. ……………………..... theo đúng hợp đồng số……..từ ngày…….....tháng……..năm……..đến ngày…....tháng…….năm .......

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; - Công ty: …………………….…………………….……………………

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề ............................. - Công ty: ………………………………………….

Cơ sở 1: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Cơ sở 2: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Điều 2: Chế độ học nghề

  1. Thời gian học nghề: .…....tháng (=…..tuần: =…….giờ)
  2. Thời gian học trong ngày:

- Sáng từ: 8h00 đến 11h00

- Chiều từ: 14h00 đến 17h00

- Tối từ: 18h00 đến 21h00

  1. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
  2. Phân chuyên ngành học 1 buổi/ngày.
  3. Học sinh được cấp phát:

- Thẻ học viên;

- Tài liệu học tập phân Đại cương và chuyên ngành.

  1. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Chi phí đào tạo (3)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ........................................................... đồng

(bằng chữ:....................................................................................................................................... đồng)

Điều 4: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghề vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo (4)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ………………………………….. năm.

Điều 6: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học

  1. Nghĩa vụ:

Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  1. Quyền hạn:

Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)

  1. Quyền lợi:

Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.

Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề

  1. Nghĩa vụ:

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

  1. Quyền hạn:

Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:

+ Đi nghĩa vụ quân sự

+ Lý do sức khoẻ

+ Vi phạm Pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Trung tâm đào tạo 

Điều 8: Điều khoản chung

  1. Những thoả thuận khác:

…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………….……….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….………………….….…………………….…………………….…………………….…………………….…………………….…………

  1. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày.....tháng.....năm......đến ngày ….tháng….năm....

Điều 9: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.

+ 01 bản người học nghề giữ.

+ 01 bản Công ty ........................................................ giữ.

Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty ...................................…………………….…………………

Cơ sở 1: ..........................................................................…………………….………………………………...

Cơ sở 2: ..........................................................................…………………….………………………………...

                      BÊN HỌC NGHỀ                                    BÊN DẠY NGHỀ

 

Ghi chú:

(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

(3) Chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

3. Chi phí đào tạo nghề bao gồm những chi phí nào?

Chi phí đào tạo nghề bao gồm những chi phí nào?

Chi phí đào tạo nghề bao gồm những chi phí nào?

Căn cứ theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi phí đào tạo bao gồm khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

4. Cung cấp hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin người sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm quy định về hợp đồng đào tạo nghề sẽ bị xử phạt như sau: 

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: 

Không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
  • Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
  • Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
  • Căn cứ Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: 

  • Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình 
  • Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định 
  • Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định.

5. Có được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền khi cử đi đào tạo nghề hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

 

  • Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  • Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

 

Như vậy, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền giữ kể cả trong trường hợp được cử đi đào tạo nghề.

6. Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành văn bản? 

Có. Theo quy định của Bộ luật Lao động, hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành văn bản, có đầy đủ các điều khoản theo quy định. Việc lập hợp đồng bằng văn bản giúp đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và ràng buộc pháp lý cho cả hai bên.

Người học nghề có quyền chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn? 

Có. Người học nghề có quyền chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong một số trường hợp quy định tại Bộ luật Lao động, ví dụ như: sức khỏe không đảm bảo, điều kiện gia đình thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến việc học nghề,...

Cơ sở đào tạo có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề vi phạm nội quy, quy chế? 

Có. Cơ sở đào tạo có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo hoặc vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề hợp đồng đào tạo nghề là gì? Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo