Hợp đồng đại diện cho thương nhân cập nhật năm 2024

Việc xác lập quan hệ giữa các bên qua hợp đồng với nhiều hình thức khác nhau được coi là một công cụ pháp lý có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại. Đại diện cho thương nhân là một trong những loại hình trung gian thương mại phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong pháp luật thương mại. Vậy hợp đồng đại diện cho thương nhân được quy định như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image
Hợp đồng đại diện cho thương nhân

1. Khái niệm hợp đồng đại diện cho thương nhân

  • Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đại diện là việc người đại diện (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) có đủ điều kiện năng lực về pháp luật và hành vi dân sự với danh nghĩa và lợi ích của bên được đại diện để xác lập cũng như thực hiện các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép. Đại diện có thể được xác lập bởi một trong hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy uyền.

Mặt khác, theo quy định của điều 141 Luật thương mại năm 2005, đại diện cho thương nhân là việc bên đại diện (phải là thương nhân) nhận ủy quyền của một thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại nhân danh và theo sự chỉ dân của bên được đại diện. Bên đại diện được hưởng thù lao từ việc đại diện đó.

  • Lưu ý: Thương nhân được đại diện cũng có thể cử chính người của mình để làm đại diện cho mình

Như vậy, có thể thấy rằng, đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại. Mặt khác, cũng như quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, hợp đồng đại diện cho thương nhân chính là cơ sở để phát sinh quan hệ đại diện cho thương nhân. Từ các cơ sở này có thể xác định hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền.

Tuy vậy, hợp đồng đại diện cho thương nhân cũng có những điểm khác cơ bản so với hợp đồng ủy quyền: Chủ thể tham gia hợp đồng, tính chất hợp đồng cũng như mặt hình thức của hợp đồng.

Có thể hiểu hợp đồng đại diện cho thương nhân là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó một bên là một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (bên giao đại diện) để thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa, sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

2. Đặc điểm của hợp đồng đại diện cho thương nhân

  • Hợp đồng đại diện cho thương nhân vừa là một dạng của hợp đồng trung gian thương mại vừa là một dạng của hợp đồng ủy quyền nên hợp đồng đại diện cho thương nhân mang đầy đủ các đặc điểm của hai loại hợp đồng trên.

  • Nội dung của hợp đồng: là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thảo thuận.

Bởi quan hệ đại diện cho thương nhân có căn cứ phát sinh từ hợp đồng đại diện cho thương nhân nên quyền và nghĩa vụ dang cho các bên trong quan hệ này tức là bên đại diện và bên giao đại diện được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

3. Phạm vi, thời hạn đại diện cho thương nhân

  • Thứ nhất, về phạm vi đại diện, theo quy định tại Điều 143 Luật thương mại năm 2005, phạm vi đại diện có thể là một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại trong khuôn khổ phạm vi hoạt động của bên được đại diện. Việc xác định phạm vi này được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên.

  • Thứ hai, thời hạn đại diện cho thương nhân được xác định theo quy định tại Điều 144 Luật thương mại năm 2005 như sau:

– Đối với những trường hợp mà các bên đã có sự thỏa thuận về thời hạn, thì thời hạn để thực hiện đại diện cho thương nhân sẽ được xác định tuân theo sự thỏa thuận của các bên.

– Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về thời hạn, thì việc chấm dứt đại diện cho thương nhân sẽ phát sinh như sau:

+ Một là, xuất phát từ ý chí đơn phương muốn chấm dứt của bên được đại diện thông qua việc bên thương nhân đại diện nhận được thông báo về việc chấm dứt đại diện từ bên thương nhân được đại diện.

+ Hai là, bên thương nhân đại diện thông báo cho bên được đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

  • Lưu ý:

Nếu các bên không có sự thỏa thuận khác thì việc giải quyết thù lao giữa các bên khi phát sinh vấn đề đơn phương chấm dứt hoạt động đại diện cũng được quy định như sau:

– Trong trường hợp chấm dứt đại diện do đơn phương từ người được đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

– Nếu hợp đồng đại diện cho thương nhân phải chấm dứt do ý chí đơn phương từ bên đại diện thì những lợi ích về thù lao mà bên đại diện được hưởng sẽ bị mất.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dại diện cho thương nhân

a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đại diện ( bên đại diện) theo quy định của pháp luật.

  • Thứ nhất, theo quy định tại Điều 145 Luật thương mại năm 2005, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện. Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của bên giao đại diện chứ không phải vì lợi ích của mình. Hơn nữa, trong phạm vi đại diện, bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại hay giao dịch với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện chứ không phải nhân danh mình. Trường hợp có giao dịch do bên đại diện thực hiện nhân danh bên giao đại diện vượt quá phạm vi đại diện, bên đại diện phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện. Khi giao dịch với bên thứ ba, bên đại diện phải có nghĩa vụ thông báo cho bên thứ ba biết các thông tin liên quan đến việc đại diện của mình như phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền cũng như việc sửa đổi bổ sung các phạm vi ủy quyền.

– Bên đại diện có trách nhiệm thông báo đến bên được đại diện các vấn đề liên quan như cơ hội và kết quả của việc thực hiện các hoạt động thương mại mà mình được ủy quyền. 

– Bên đại diện phải tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.

– Nghiêm cấm việc bên đại diện dùng danh nghĩa của mình hoặc của bên thứ ba để thực hiện hoạt động thương mại trong phạm vi mà mình được đại diện. 

– Bên đại diện phải đảm bảo bí mật liên quan đến hoạt động thương mại mà mình đã được giao làm đại diện, không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác trong thời gian mình đang làm đại diện và cả hai năm sau đó kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.  

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

  • Thứ hai, bên cạnh các nghĩa vụ, bên đại diện có các quyền sau:

– Một là, bên đại diện có quyền được hưởng thù lao theo quy định tại Điều 147 Luật thương mại năm 2005, theo đó mức thù lao trong hợp đồng đại diện sẽ do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không có sự tỏa thuận thì thù lao sẽ được tính dựa trên các tiêu chí do pháp luật quy định. 

– Hai là, bên đại diện có quyền yêu cầu bên được đại diện phải thanh toán các khoản chi phí hợp lý đã phát sinh liên quan đến hoạt động đại diện, trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác. 

– Ba là, để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản thù lao cũng như những chi phí đến hạn từ phía bên được đại diện. Bên đại diện có quyền cầm giữ những tài sản hay tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hợp đồng đại diện. 

b) Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện theo quy định

  • Thứ nhất, về quyền của bên được đại diện được quy định tại Điều 146 Luật thương mại năm 2005 nếu các bên không có sự thỏa thuận khác như sau:

– Bên giao đại diện có nghĩa vụ phải kịp thời thông báo đến bên đại diện những vấn đề liên quan đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch và giao kết. Cũng như việc có chấp nhận hay không đối với những hoạt động nằm ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện đã thực hiện. 

– Để đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện hoạt động đại diện, bên được đại diện có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết, các tài liệu, tài sản có liên quan cho người đại diện. 

– Bên được đại diện có nghĩa vụ phải trả đầy đủ và đúng hạn các khoản chi phí hợp lý, thù lao cho bên đại diện theo đúng thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. 

– Trong trường hợp có khả năng không thể giao kết hoặc thực hiện được đối với hợp đồng trong phạm vi đại diện thì bên được đại diện phải thông báo ngay đến bên đại diện. 

  • Thứ hai, về quyền của bên giao đại diện theo quy định của pháp luật

Trên thực tế, quyền của bên giao đại diện không được quy định cụ thể trong điều khoản nào của Luật thương mại năm 2005. Tuy vậy, căn cứ trên việc hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ, ưng thuận, ta có thể xác định quyền của bên giao đại diện dựa trên các nghĩa vụ của bên đại diện. Do đó, các quyền của bên giao đại diện bao gồm:

– Quyền không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Bên đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc bên này cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.

– Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền.

– Bên được đại diện có thể đưa ra những yêu cầu và các chỉ dẫn liên quan đến hoạt động đại diện cho bên đại diện. 

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Hợp đồng đại diện cho thương nhân mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (780 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo