Mẫu hợp đồng thuê đất trồng cây lâu năm [mới nhất 2024]

Khi thuê đất, hai bên phải ký hợp đồng thuê đất để đảm bảo lợi nhuận sau này. Nhưng bạn tận dụng hình thức thuê nào để phù hợp với túi tiền của nhiều người. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn và lựa chọn tốt hơn khi tìm đến các mẫu hợp đồng thuê đất, hãy đọc bài viết của chúng tôi về các mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay, đồng thời cũng là cơ sở để xác định giá trị tài sản.

dat-trong-cay-lau-nam-1_1801161657
Mẫu hợp đồng thuê đất trồng cây lâu năm [mới nhất 2023]

 

1. Quyền cho thuê đất đối với người sử dụng đất  

Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

- Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định Luật Đất đai 2013.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định Luật Đất đai 2013;

+ Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm;

Nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

- Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản;

+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Quy định về hợp đồng về quyền sử dụng đất

Theo Mục 7 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

* Hợp đồng về quyền sử dụng đất:

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên;

Theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật Đất đai 2013 cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

* Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất:

- Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất:

- Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất:

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai 2013.

3. Hợp đồng thuê đất bằng giấy viết tay có hiệu lực không? 

Căn cứ vào Điều 117 BLDS 2015 quy định:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”

          Theo Khoản 2 Điều 119 Bộ luật này, trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định trực tiếp giao dịch về nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực mà được quy định tại Luật Nhà ở tại Điều 122 như sau:

“1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

  1. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng”.

          Như vậy, hợp đồng thuê nhà của bạn không bắt buộc công chứng, chứng thực. Hay nói cách khác, hợp đồng thuê nhà bằng giấy viết tay hoặc đánh máy không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng được điều kiện về chủ thể, mục đích và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Nội dung chính của hợp đồng cho thuê đất

Theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về hợp đồng cho thuê đất thì hợp đồng sẽ gồm những nội dung chính như sau:

- Thông tin của bên cho thuê đất và bên thuê đất.

- Các điều, khoản được hai bên thỏa thuận và ký kết:

+ Bên cho thuê đất cho Bên thuê đất thuê khu đất gồm diện tích, vị trí, ranh giới khu đất, thời hạn thuê đất, mục đích sử dụng đất thuê,..

+ Bên thuê đất có trách nhiệm trả tiền thuê đất theo quy định như giá đất tính tiền thuê đất, tiền thuê đất được tính từ ngày tháng năm nào, phương thức nộp tiền thuê đất, nơi nộp tiền thuê đất, việc cho thuê đất không làm mất quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và mọi tài nguyên nằm trong lòng đất.

+ Việc sử dụng đất trên khu đất thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã ghi.

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Hợp đồng thuê đất chấm dứt trong các trường hợp nào.

+ Việc giải quyết tài sản gắn liền với đất sau khi kết thúc Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Hai Bên cam kết thực hiện đúng quy định của hợp đồng.

+ Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê đất…

5. Có cần phải tiến hành công chứng đối với hợp đồng cho thuê đất không?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

  1. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
  2. a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
  3. b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
  4. c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
  5. d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."

Như vậy, khi một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì hợp đồng thuê đất phải tiến hành công chứng, chứng thực.

6. Giấy tờ để công chứng hợp đồng cho thuê bao gồm những gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm những giấy tờ như sau:

"Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có."

7. Thủ tục công chứng hợp đồng cho thuê như thế nào?

Căn cứ khoản 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng như sau:

 

"Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

...

  1. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  2. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
  3. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
  4. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  5. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
  6. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch."

8. Hợp đồng thuê đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

….ngày ...tháng...năm...

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ (CHO THUÊ LẠI) QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số …/…

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số ....../ ...../NĐ-CP ngày .......tháng ......năm...... của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản;

Căn cứ Nghị định số ....../ ...../NĐ-CP ngày…. tháng…năm…. của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ khác…….

Hai bên chúng tôi gồm:

  1. BÊN CHO THUÊ (BÊN CHO THUÊ LẠI) QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê)

- Tên tổ chức: …….

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: ......

- Người đại diện theo pháp luật: …..Chức vụ: ……..

(Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi) theo giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền) số …..(nếu có). Thẻ căn cước công dân (hộ chiếu) số:…… cấp ngày:…./...../….., tại….. )

- Địa chỉ: …..

- Điện thoại liên hệ: ….Fax: …..

- Số tài khoản: ….Tại Ngân hàng: ….

- Mã số thuế: ……

  1. BÊN THUÊ (BÊN THUÊ LẠI) QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (sau đây gọi tắt là Bên thuê)

- Tên tổ chức, cá nhân……

- Thẻ căn cước công dân /hộ chiếu số: …..cấp ngày:..../..../….., tại ……

- Nơi đăng ký cư trú: …..

- Địa chỉ liên hệ: …..

- Điện thoại liên hệ: …..Fax (nếu có): …..

- Số tài khoản (nếu có): …..Tại Ngân hàng ….

- Mã số thuế (nếu có): …….

Hai bên đồng ý thực hiện việc cho thuê, thuê quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Thông tin về diện tích đất cho thuê (cho thuê lại)

  1. Đặc điểm cụ thể của thửa đất như sau:

- Diện tích: …./ m2 (Bằng chữ: ……)

- Địa chỉ: …..

- Thửa đất số: …..

- Tờ bản đồ số: …..

- Hình thức sử dụng: …..

+ Sử dụng riêng: …..m2;

+ Sử dụng chung: …..m2;

- Mục đích sử dụng: …..

- Thời hạn sử dụng: …..

- Nguồn gốc sử dụng: …..

- Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …..

  1. Các chỉ tiêu về xây dựng của thửa đất (nếu có) như sau:

- Mật độ xây dựng: …..

- Số tầng cao của công trình xây dựng: …..

- Chiều cao tối đa của công trình xây dựng: …..

- Các chỉ tiêu khác theo quy hoạch được duyệt: …..

  1. Các nội dung, thông tin khác: …..

Điều 2. Giá thuê đất

  1. Giá cho thuê quyền sử dụng đất là: …..đồng (Bằng chữ: …..).

Giá cho thuê này đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, thuế VAT (nếu Bên cho thuê thuộc diện phải nộp thuế VAT)

  1. Giá cho thuê quy định tại khoản 1 Điều này này không bao gồm các khoản sau: ....

Điều 3. Phương thức thanh toán

  1. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền Việt Nam, bằng tiền mặt hoặc thông qua ngân hàng theo quy định pháp luật.
  2. Thời hạn thanh toán: …..
  3. Các nội dung thỏa thuận khác (nếu có): …..

Điều 4. Mục đích thuê đất

.......................................................

Điều 5. Thời hạn thuê đất, thời điểm bàn giao

  1. Thời hạn thuê đất là: …..tháng (hoặc năm)
  2. Thời hạn thuê bắt đầu từ ngày: …..
  3. Gia hạn thời hạn thuê: …..
  4. Giải quyết khi hợp đồng thuê đất hết hạn: …..
  5. Thời điểm bàn giao đất: …..
  6. Giấy tờ pháp lý về đất: …..

..................................................

  1. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

  1. Quyền của bên cho thuê (theo Điều 42 của Luật Kinh doanh bất động sản)
  2. a) Yêu cầu bên thuê khai thác, sử dụng đất theo đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng;
  3. b) Yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
  4. c) Yêu cầu bên thuê chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại;
  5. d) Yêu cầu bên thuê giao lại đất khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng;

đ) Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê gây ra;

  1. e) Các quyền khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Trường hợp cho thuê lại thì xác định quyền theo quy định tại Điều 46 của Luật Kinh doanh bất động sản.

  1. Nghĩa vụ của bên cho thuê (theo Điều 42 của Luật Kinh doanh bất động sản)
  2. a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
  3. b) Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  4. c) Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;
  5. d) Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

đ) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Thông báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê;
  2. g) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. h) Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Trường hợp cho thuê lại thì xác định nghĩa vụ theo quy định tại Điều 46 của Luật Kinh doanh bất động sản.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê

  1. Quyền của bên thuê (theo Điều 44 của Luật Kinh doanh bất động sản)
  2. a) Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất cho thuê;
  3. b) Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đúng diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  4. c) Được sử dụng đất thuê theo thời hạn trong hợp đồng;
  5. d) Khai thác, sử dụng đất thuê và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất thuê;

đ) Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra;

  1. e) Quyền cho thuê lại (nếu có);
  2. g) Các quyền khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..
  3. Nghĩa vụ của bên thuê (theo Điều 45 của Luật Kinh doanh bất động sản)
  4. a) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;
  5. b) Không được hủy hoại đất;
  6. c) Thanh toán đủ tiền thuê quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  7. d) Tuân theo quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;

đ) Trả lại đất đúng thời hạn và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

  1. e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  2. g) Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Điều 8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  1. Trách nhiệm của Bên cho thuê khi vi phạm hợp đồng: …..
  2. Trách nhiệm của Bên thuê khi vi phạm hợp đồng: …..
  3. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Điều 9. Cam kết của các bên

  1. Bên cho thuê cam kết:
  2. a) Quyền sử dụng đất nêu tại Điều 1 của hợp đồng này không thuộc diện bị cấm cho thuê theo quy định của pháp luật;
  3. b) Quyền sử dụng đất nêu tại Điều 1 của hợp đồng này được tạo lập theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế và các bản vẽ được duyệt đã cung cấp cho Bên thuê;
  4. c) Các cam kết khác do hai bên thỏa thuận (nếu có):
  5. Bên thuê cam kết:
  6. a) Đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về quyền sử dụng đất cho thuê;
  7. b) Đã được Bên cho thuê cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến quyền sử dụng đất, Bên thuê đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như các phụ lục đính kèm. Bên thuê đã tìm hiểu mọi vấn đề mà Bên thuê cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của các giấy tờ, tài liệu và thông tin đó;
  8. c) Số tiền thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng này là hợp pháp, không có tranh chấp với bên thứ ba. Bên cho thuê sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với việc tranh chấp khoản tiền mà Bên thuê đã thanh toán cho Bên cho thuê theo hợp đồng này. Trong trường hợp có tranh chấp về khoản tiền này thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với hai bên;

đ) Các cam kết khác do hai bên thỏa thuận (nếu có): ....

  1. Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.
  2. Trong trường hợp một hoặc nhiều điều, khoản, điểm trong hợp đồng này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật thì các điều, khoản, điểm khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực thi hành đối với hai bên. Hai bên sẽ thống nhất sửa đổi các điều, khoản, điểm bị tuyên vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định của pháp luật và phù hợp với ý chí của hai bên.
  3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận đã quy định trong hợp đồng này.
  4. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có):

Điều 10. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng

  1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:
  2. a) Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên lập văn bản thỏa thuận cụ thể các điều kiện và thời hạn chấm dứt hợp đồng;
  3. b) Bên thuê chậm thanh toán tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng này;
  4. c) Bên cho thuê chậm bàn giao quyền sử dụng đất theo thỏa thuận tại Điều 6 của hợp đồng này;
  5. d) Trong trường hợp bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và hai bên cũng không có thỏa thuận khác thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và việc chấm dứt hợp đồng này không được coi là vi phạm hợp đồng.
  6. Việc xử lý hậu quả do chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này như: hoàn trả lại tiền thuê quyền sử dụng đất, tính lãi, các khoản phạt và bồi thường do hai bên thỏa thuận cụ thể.
  7. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): …..

Điều 11. Sự kiện bất khả kháng

  1. Các bên nhất trí thỏa thuận một trong các trường hợp sau đây được coi là sự kiện bất khả kháng:
  2. a) Do chiến tranh hoặc do thiên tai hoặc do thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước;
  3. b) Do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định;
  4. c) Do tai nạn, ốm đau thuộc diện phải đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
  5. d) Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có):…..
  6. Mọi trường hợp khó khăn về tài chính đơn thuần sẽ không được coi là trường hợp bất khả kháng.
  7. Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận tại khoản 1 Điều này thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng (nếu có giấy tờ chứng minh về lý do bất khả kháng thì bên bị tác động phải xuất trình giấy tờ này). Việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.
  8. Việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên sẽ được tạm dừng trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các bên sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của hợp đồng này.
  9. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có):

Điều 12. Thông báo

  1. Địa chỉ để các bên nhận thông báo của bên kia (ghi rõ đối với Bên cho thuê, đối với Bên thuê): …..
  2. Hình thức thông báo giữa các bên (thông qua Fax, thư, điện tín, giao trực tiếp): …..
  3. Bên nhận thông báo (nếu Bên thuê có nhiều người thì Bên thuê thỏa thuận cử 01 người đại diện để nhận thông báo) là: …..
  4. Bất kỳ thông báo, yêu cầu, thông tin, khiếu nại phát sinh liên quan đến hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Hai bên thống nhất rằng, các thông báo, yêu cầu, khiếu nại được coi là đã nhận nếu gửi đến đúng địa chỉ, đúng tên người nhận thông báo, đúng hình thức thông báo theo thỏa thuận tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và trong thời gian như sau:
  5. a) Vào ngày gửi trong trường hợp thư giao tận tay và có chữ ký của người nhận thông báo;
  6. b) Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax;
  7. c) Vào ngày ….., kể từ ngày đóng dấu bưu điện trong trường hợp gửi thông báo bằng thư chuyển phát nhanh;
  8. d) Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) …..
  9. Các bên phải thông báo bằng văn bản cho nhau biết nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo; nếu khi đã có thay đổi về (địa chỉ, hình thức, tên người nhận thông báo do các bên thỏa thuận….. ) mà bên có thay đổi không thông báo lại cho bên kia biết thì bên gửi thông báo không chịu trách nhiệm về việc bên có thay đổi không nhận được các văn bản thông báo.

Điều 13. Các thỏa thuận khác

Ngoài các thỏa thuận đã nêu tại các điều, khoản, điểm trong hợp đồng này thì hai bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác, nhưng các nội dung do hai bên tự thỏa thuận thêm tại Điều này cũng như tại các điều, khoản, điểm khác trong toàn bộ hợp đồng này phải không trái với các nội dung đã được quy định tại hợp đồng này và phải phù hợp với quy định của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp

Các bên có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể cách thức, hình thức giải quyết tranh chấp về các nội dung của hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh và lựa chọn ….. (cơ quan Tòa án) để giải quyết theo quy định pháp luật khi hai bên không tự thỏa thuận giải quyết được.

Điều 15. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …..
  2. Hợp đồng này có …..Điều, với …..trang, được lập thành …..bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên thuê giữ …..bản, Bên cho thuê giữ …..bản để lưu trữ, làm thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
  3. Kèm theo hợp đồng này là các giấy tờ liên quan về đất như …..

Các phụ lục đính kèm hợp đồng này và các sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của hai bên là nội dung không tách rời hợp đồng này và có hiệu lực thi hành đối với hai bên.

  1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi nội dung của hợp đồng này thì phải lập bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên.
BÊN THUÊ

(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì và đóng dấu và ghi chức vụ người ký)

BÊN CHO THUÊ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu )

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo