Hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư (Cập nhật 2024)

hop-dong-bao-lanh-tin-dung

Hợp đồng bảo lãnh tín dụng

1. Giới thiệu về hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

Cho vay và trả nợ là những việc diễn ra hằng ngày và hết sức quen thuộc đối với mọi người. Tuy nhiên, đối với việc tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho bên đi vay thì đây là vấn đề đang được quan tâm đến hiện nay được gọi là bảo lãnh tín dụng. Như vậy thì hợp đồng bảo lãnh tín dụng là gì? Hợp đồng bảo lãnh tín dụng bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Để tìm hiểu hơn về hợp đồng bảo lãnh tín dụng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về hợp đồng bảo lãnh tín dụng nhé.

2. Bảo lãnh tín dụng là gì?

Bảo lãnh tín dụng hay bảo lãnh ngân hàng thì theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) tại Khoản 18 Điều 4 được quy định như sau:

  • Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

3. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư là gì?

Căn cứ theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành tại Điểm b Khoản 12 về hợp đồng bảo lãnh như sau:

  • Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Căn cứ theo quy định của Quyết định 76/QĐ-HĐQL năm 2007 về quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do HĐQL Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 quy định như sau:

  • Hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư (sau đây viết tắt là Hợp đồng bảo lãnh) là thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa NHPT với bên được bảo lãnh về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh.

4. Nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

Căn cứ theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành tại Điều 13 về hồ sơ đề nghị bảo lãnh như sau:

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:

  • Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  • Tài liệu về khách hàng;
  • Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
  • Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.

Ngoài ra, Căn cứ theo quy định của Quyết định 76/QĐ-HĐQL năm 2007 về quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do HĐQL Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành tại Điều 12 về hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư như sau:

Nội dung của Hợp đồng bảo lãnh phải phù hợp với các quy định của pháp luật và được lập theo mẫu thống nhất do Tổng Giám đốc NHPT ban hành, gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tên, địa chỉ, tài khoản giao dịch tại tổ chức tín dụng, người đại diện của Bên bảo lãnh và Bên được bảo lãnh;
  • Tên dự án đầu tư, Tổng mức vốn đầu tư của dự án; trong đó Tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án, số vốn vay đầu tư tài sản cố định; Lãi suất vay vốn, thời hạn vay vốn, thời hạn trả nợ, thời điểm bắt đầu trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ từng kỳ hạn;
  • Số vốn vay được bảo lãnh, thời hạn hiệu lực bảo lãnh (tối đa không quá thời hạn cho vay của tổ chức tín dụng đối với dự án), phạm vi bảo lãnh;
  • Các hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên và cam kết khác được các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Quy định về trả nợ sau khi NHPT thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tổng Giám đốc NHPT ký kết hoặc ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh NHPT ký hợp đồng bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận.

5. Kết luận hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về hợp đồng bảo lãnh tín dụng và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về hợp đồng bảo lãnh tín dụng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về hợp đồng bảo lãnh tín dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (290 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo