Thường ngày, chúng ta sẽ giao dịch những loại hợp động, các hoạt động đó là hợp đồng dân sự. Thường là do hai bên chủ thể thỏa thuận và ký kết với nhau. Ngoài ra còn có loại hợp đồng 3 bên với ngân hàng. Vậy, nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên với Ngân hàng là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Hợp đồng 3 bên với ngân hàng
Hợp đồng 3 bên là loại hợp đồng được thỏa thuận và ký kết giữa ba bên chủ thể với nhau. Ba bên chủ thể thường là ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng mua nhà. Thông qua hợp đồng có thể xác định quyền và nghĩa vụ các bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Hiệu lực pháp lý sẽ được bắt đầu khi hai bên xác lập hợp đồng. Cũng có thể theo những thỏa thuận khác theo quy đúng quy định của pháp luật.
Có 3 dạng hợp đồng 3 bên thông dụng mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường ký:
1.1. Hợp đồng thế chấp tài sản 3 bên:
Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng thông dụng, thường được dùng trong hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng.
Theo đó, bên vay vốn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với ngân hàng và bên thế chấp tài sản. Bên thế chấp tài sản sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của bên vay vốn bằng tài sản thế chấp của mình.
1.2. Hợp đồng hợp tác 3 bên:
Hợp đồng hợp tác là một dạng hợp đồng thường được sử dụng trong các thương vụ mang tính chất phức tạp. Theo đó, 3 chủ thể trong hợp đồng sẽ ký kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản mà mỗi bên có quyền cũng như nghĩa vụ thực hiện nó.
1.3. Hợp đồng 2 bên vì lợi ích của bên thứ 3:
Tại khoản 5 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”.
Như vậy, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ 3 mang tính chất đặc biệt vì có thêm mối quan hệ pháp lý với người thứ ba. Hai bên tham gia đều phải thực hiện nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng để sau cùng bên thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên là gì?
Vì bản chất của hợp đồng 3 bên vẫn là hợp đồng dân sự bình thường tuy có khác nhau về số lượng chủ thể tham gia. Nên hợp đồng 3 bên được thiết lập vẫn phải đáp ứng các quy định cơ bản của pháp luật về trước khi tiến hành đưa ký kết.
2.1. Nguyên tắc về mặt nội dung:
Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Các bên (3 bên) tham gia ký kết phải có thỏa thuận trong bản hợp đồng về các nội dung chính như sau:
- Đối tượng liên quan trong hợp đồng bao gồm những ai? Là tổ chức hay cá nhân;
- Số lượng của mặt hàng, chất lượng của mặt hàng;
- Giá cả cụ thể của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng;
- Hình thức và phương thức thanh toán giữa các bên (3 bên) khi ký kết hợp đồng như thế nào;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng và địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên (3 bên) khi tham gia ký kết;
- Trách nhiệm của mỗi bên nếu vi phạm các quy định trong hợp đồng; khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì phương thức giải quyết như thế nào.
2.2. Nguyên tắc về hình thức:
Một điểm đặc biệt nữa của hợp đồng 3 bên các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện cần biết chính là loại hợp đồng này bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản cụ thể có chữ ký của ba bên liên quan.
Nếu một hợp đồng dân sự thông thường chỉ có 2 bên tham gia thì có thể giao kết dưới hình thức: hợp đồng giao kết bằng miệng, hợp đồng giao kết bằng văn bản, hợp đồng giao kết bằng hành vi. Nhưng riêng đối với hợp đồng có ba bên ký kết, quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản cụ thể có chữ ký của ba bên liên quan.
Việc quy định về hình thức của hợp đồng 3 bên phải được xác lập rõ ràng và cụ thể:
- Hợp đồng ký kết phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để tránh các tranh chấp phát sinh sau này.
- Việc cả ba bên cùng tham gia ký kết vào hợp đồng có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng ba bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của cả ba bên, trường hợp một trong ba bên ủy quyền ký thay vẫn sẽ được công nhận.
2.3. Nguyên tắc về giá trị pháp lý:
Hợp đồng có tính ràng buộc và hợp pháp hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện giao kết thế nào và thực hiện giao kết ra sao. Nếu không đáp ứng nguyên tắc về các giá trị pháp lý dưới đây thì hợp đồng được xem là vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần dựa trên các nội dung được quy định trong hợp đồng 3 bên đã ký kết:
- 3 chủ thể khi tham gia ký kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- 3 chủ thể tham gia ký kết, xác lập xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả 3 bên, không có dấu hiệu của sự ép buộc.
- Hợp đồng 3 bên ký kết phải đáp ứng các điều kiện về cả mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật bên trên về hợp đồng.
- Trong trường hợp một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền được giao.
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên giữa ngân hàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận