1. Đơn xin việc
Ứng viên có thể viết tay, đánh máy đơn xin việc hoặc mua mẫu đơn xin việc rồi điền thông tin.
Đơn xin việc thể hiện sự mong muốn được vào vị trí công việc ứng tuyển của ứng viên. Để được đánh giá cao thì người lao động nên viết đơn xin việc bằng tay.
Thông qua nét chữ, cách trình bày nhà tuyển dụng có thể đánh giá, xem xét, lựa chọn cho vị trí cần tuyển dụng.
2. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
Phần lớn nhà tuyển dụng hiện nay sẽ yêu cầu ứng viên nộp bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
Lưu ý là hiện tại không có quy định bản sao chứng thực chỉ có giá trị sử dụng trong 6 tháng.
3. Sơ yếu lý lịch có chứng thực
Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan về thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những thông tin khác như quá trình học tập, làm việc… của người ứng tuyển.
Sơ yếu lý lịch được sử dụng trong các hoạt động như xin việc làm, nhập học hoặc trong một số thủ tục hành chính,...
Thông thường, nhà tuyển dụng yêu cầu sơ yếu lý lịch có chứng thực để tăng độ tin cậy.
>> Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch mới nhất và cách viết
4. Bản sao bằng cấp có chứng thực
Nhà tuyển dụng thường yêu cầu những vị trí cần tuyển phải có trình độ nhất định.
Chẳng hạn, với vị trí yêu cầu trình độ đại học thì người lao động cần nộp bản sao bằng tốt nghiệp đại học. Nếu chưa có bằng đại học thì có thể nộp Giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời (bản sao).
Đối với các vị trí lao động phổ thông thì có thể yêu cầu bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3.
Cá biệt, có những nhà tuyển dụng không yêu cầu bằng cấp thì ứng viên không phải nộp những giấy tờ này.
5. Giấy khám sức khỏe còn thời hạn
Trong hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng yêu cầu giấy khám sức khỏe để kiểm tra xem ứng viên có đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe với vị trí mà mình muốn tuyển dụng hay không?
Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể:
- Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người chưa đủ 18 tuổi;
- Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe định kỳ.
>> Xem thêm: Mẫu giấy khám sức khỏe năm 2022 và thủ tục khám cần biết
6. Hình 3x4 và hình toàn thân
Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên nộp thêm hình 3x4 và có thể gồm cả hình toàn thân. Việc nộp hình là để nhà tuyển dụng thêm hình ảnh vào phần hồ sơ của nhân viên để tiện theo dõi, quản lý.
7. CV xin việc
Khác với đơn xin việc, CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực cũng như quá trình làm việc, hoạt động của ứng viên, ngoài ra còn là nơi ứng viên thể hiện nguyện vọng, sở thích,…
Thông thường, CV được làm bằng word, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều mẫu CV đẹp trên mạng nên người ứng tuyển có thể tham khảo để tạo ấn tượng trong hồ sơ xin việc
Khi làm CV, người ứng tuyển cần đầu tư nghiêm túc, được chú trọng cả nội dung lẫn cả hình thức để có cơ hội được gọi phỏng vấn và đi xa hơn là được nhận vào làm.
8. Các bằng cấp, giấy tờ khác
Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ tin học (như MOS, IC3), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc Toiec, ielts),…
Như vậy, hồ sơ xin việc làm của ứng viên có thể chứa một số hoặc toàn bộ các loại giấy tờ, chứng chỉ nêu trên.
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Hồ sơ xin việc là gì?
Trả lời 1: Hồ sơ xin việc (CV - Curriculum Vitae) là một tài liệu tổng hợp thông tin về bản thân, kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thành tựu. Nó được sử dụng để ứng tuyển cho một vị trí công việc cụ thể và giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên.
Câu hỏi 2: Hồ sơ xin việc cần chứa những thông tin gì?
Trả lời 2: Hồ sơ xin việc cần chứa các thông tin quan trọng sau:
- Thông tin cá nhân: Tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Một đoạn ngắn mô tả mục tiêu và ngành nghề bạn muốn ứng tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê các công việc trước đây, vị trí và thời gian làm việc.
- Học vấn: Các trường học, ngành học, tốt nghiệp và các chứng chỉ liên quan.
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng chuyên môn, mềm và công nghệ mà bạn có.
- Thành tựu và dự án: Những thành tựu nổi bật trong công việc hoặc dự án bạn đã tham gia.
- Ngôn ngữ: Các ngôn ngữ bạn biết và mức độ thành thạo.
- Sở thích cá nhân: Các sở thích và hoạt động ngoại khóa có thể liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để viết một hồ sơ xin việc ấn tượng?
Trả lời 3: Để viết một hồ sơ xin việc ấn tượng, bạn có thể tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tùy chỉnh cho từng vị trí: Điều chỉnh và tùy chỉnh hồ sơ cho từng vị trí công việc cụ thể.
- Mô tả chi tiết kỹ năng và thành tựu: Đảm bảo mô tả chi tiết về kỹ năng và thành tựu trong các dự án hoặc công việc trước đây.
- Sắp xếp logic và gọn gàng: Sắp xếp thông tin một cách có logic và gọn gàng, tránh làm cho hồ sơ quá dày và rườm rà.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác và chuyên nghiệp.
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp: Đảm bảo không có lỗi chính tả và ngữ pháp trong hồ sơ.
Câu hỏi 4: Có nên đính kèm thư xin việc khi gửi hồ sơ xin việc không?
Trả lời 4: Có, việc đính kèm thư xin việc cùng hồ sơ xin việc có thể giúp bạn giới thiệu bản thân một cách chi tiết hơn và thể hiện sự nhiệt tình. Trong thư xin việc, bạn có thể trình bày lý do bạn quan tâm đến vị trí, tại sao bạn phù hợp với công việc đó và nhấn mạnh những điểm mạnh của bản thân.
Nội dung bài viết:
Bình luận