Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế

 

Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên. Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp phải tuân theo những thủ tục nhất định. Vậy Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hồ Sơ Thông Báo Giải Thể Doanh Nghiệp Gửi Cơ Quan Thuế
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế

1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế gồm những giấy tờ nào?

Bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế bao gồm những hồ sơ sau:

  1. Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  2. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  3. Biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông về quyết định giải thể doanh nghiệp.

Trong đó, nội dung Quyết định giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Quyết định giải thể;
  • Lý do giải thể;
  • Quá trình thanh lý các hợp đồng đã ký kết;
  • Quá trình xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Quá trình và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
  • Quá trình thanh lý các tài sản của doanh nghiệp;
  • Người đại hiện thực hiện việc giải thể doanh nghiệp.

Thông báo giải thể doanh nghiệp cần thể hiện những thông tin như: Thông tin doanh nghiệp, lý do giải thể, cam kết thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp và biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông (chỉ áp dụng với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty Cổ phần).

2. Những thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm để giải thể chính là có Quyết định giải thể, Biên bản cuộc họp về Quyết định giải thể và những phương án để giải quyết nợ doanh nghiệp. Thông báo này cần được niêm yết tại chi nhánh, trụ sở công ty, thông báo người lao động, cơ quan thuế, chủ nợ và các bên liên quan khác.

Sau đó, có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế bằng thủ tục đóng mã số thuế. Người đại thực hiện giải thể doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và gửi yêu cầu đóng mã số thuế, cơ quan thuế nếu thấy hiếu sẽ yêu cầu bổ sung.

Sau khi có xác nhận đóng mã số thuế, người đại diện sẽ tiếp tục thực hiện quy trình hủy con dấu và nộp tất cả những hồ sơ giải thể lên cơ quan Đăng ký kinh doanh.

Về cơ bản, doanh nghiệp nếu muốn việc giải thể diễn ra thuận lợi thì không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài, đồng thời giải quyết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Trong đó, thuế là phần phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian nhất, nếu giải quyết ổn thỏa thì xem như đã gần xong việc giải thể.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế

Sau khi thực hiện những thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế trên thì thời hạn để quyết toán thuế là 45 ngày làm việc kể từ lúc nộp đủ hồ sơ. Trong thời gian này, doanh nghiệp cần chuẩn bị sổ sách, giấy tờ và chứng từ để làm việc với người đại diện đến từ cơ quan thuế.

Nếu có sai sót xảy ra dẫn đến vi phạm hành chính thì cơ quan thuế sẽ có phiếu yêu cầu hoàn tất nghĩa vụ thuế. sau khi giải quyết các vấn đề về thuế, người đại diện cầm hồ sơ lên Cơ quan Đăng ký kinh doanh và Sở Kế hoạch & Đầu tư để hủy Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và hủy con dấu tại Cơ quan Công an.

Sau khi hoàn thành tất cả thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế, cơ quan Công an và Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong vòng 180 ngày nếu không có sự phản đối từ bên liên quan thì tình trạng phá lý của doanh nghiệp sẽ được thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký kinh doanh.

4. Một số lưu ý khi làm hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế

Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần chú ý xử lý số liệu kế toán của đơn vị:

  • Nếu đơn vị còn tài sản cố định, hàng hóa, thành phẩm… cần xử lý thanh lý và xuất hóa đơn để số dư các tài khoản 211, 155, 156, 151 = 0;
  • Xử lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp: Tốt nhất không còn số dư công nợ;
  • Tại thời điểm giải thể, nếu doanh nghiệp chưa đóng tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp hạch toán số dư tài khoản 112 bằng với số dư tài khoản có xác nhận của ngân hàng đồng thời làm cam kết không phát sinh các khoản thu tiền sau thời điểm xin giải thể;
  • Hạch toán nghiệp vụ thu vốn góp của chủ sở hữu.

Đối với hóa đơn:
Doanh nghiệp nên để sau khi cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra mới tiến hành thủ tục thông báo hủy hóa đơn đối với các hóa đơn còn giá trị sử dụng.

Tránh trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục hủy hóa đơn, khi quyết toán thuế cơ quan thuế yêu cầu xuất thanh lý hàng tồn kho, doanh nghiệp lại phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Một số công văn cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp lập và nộp như:

  • Công văn cam kết không nợ thuế của doanh nghiệp;
  • Công văn cam kết không phát sinh chi trả lương cho người lao động;
  • Công văn cam kết sử dụng tài khoản ngân hàng;
  • Công văn cam kết không phát sinh doanh thu;
  • Công văn cam kết không sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn

Trên đây là Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo