Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm Hồ sơ thành lập công đoàn. Công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp chúng tôi cam kết giải đáp các thắc của bạn liên quan đến Hồ sơ thành lập công đoàn. Mời bạn cùng tham khảo!
Hồ sơ thành lập công đoàn
1. Hồ sơ thành lập công đoàn
Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở (theo mẫu) gồm có:
- Tờ trình về việc đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
- Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
- Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Danh sách trích ngang đề cử BCH lâm thời CĐCS của từng thành viên.
- Danh sách trích ngang đề cử Ủy ban Kiểm tra CĐCS lâm thời (nếu đơn vị có trên 30 đoàn viên).
- Một bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư đối với những đơn vị có vốn nước ngoài hoặc quyết định thành lập cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bảng khai trình lao động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị thời gian gần nhất
2. Quy định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
Tổ chức Công đoàn
- Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
- Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
3. Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không ?
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Công ty Luật ACC
Nếu bạn muốn biết thêm về Hồ sơ thành lập công đoàn thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến Hồ sơ thành lập công đoàn một cách nhanh nhất.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
-
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
Nội dung bài viết:
Bình luận