Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa bột [Cập nhật]

Công bố sản phẩm sữa bột là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh mặt hàng này nhằm đảm bảo đúng quy định ban hành và đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm lẫn sức khỏe người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm sữa lên men phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm sữa bột.

Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa bột [Cập nhật]

Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa bột [Cập nhật]

1. Công bố sản phẩm là gì? 

Công bố chất lượng sản phẩm là việc mà các công ty hay các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải làm trước khi cho ra và lưu hành trên thị trường Việt Nam các sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước. Nói một cách dễ hiểu hơn, công bố chất lượng sản phẩm là việc mà các doanh nghiệp phải làm để có được giấy phép lưu hành sản phẩm.

Giấy công bố sản phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận công bố sản phẩm, giấy tiếp nhận công bố sản phẩm, là kết quả tổ chức, cá nhân nhận được sau khi tiến hành thủ tục công bố theo đúng quy định, nộp phí và lệ phí đầy đủ. Giấy phép này chính là một lời khẳng định về chất lượng của sản phẩm bởi nó đã vượt qua được những kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ cũng hư chất lượng an toàn sản phẩm với người tiêu dùng.

Để biết thêm thông tin về thủ tục công bố sữa nhập khẩu, vui lòng tham khảo tại đây!

2. Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm?

Công bố chất lượng sản phẩm bên cạnh là một việc mà các doanh nghiệp bắt buộc phải làm thì còn giúp bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công bố sản phẩm còn giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát các sản phẩm trên thị trường và xử lý vi phạm. Các doanh nghiệp khi thực hiện công bố sản phẩm không chỉ thực hiện đúng trách nhiệm của mình mà còn có thể tạo niềm tin của khách hàng, đối tác, các cơ sở phân phối, đại lý,... cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

3. Lợi ích nhận được khi doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm

  • Tạo ra nhiều cơ hội cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh
  • Các sản phẩm đã được chứng nhận và kiểm tra nghiêm ngặt bởi các cơ quan nhà nước nên có thể đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, giúp tạo dựng lòng tin của khách hàng, đối tác hay các cơ sở phân phối, đại lý,..
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Có những sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm đã được công bố. Các sản phẩm đã được công bố và chứng nhận chắc sẽ sẽ được tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn, qua đó giúp gia tăng doanh số và lợi nhuận
  • Thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đó, giúp xây dựng hình ảnh một thương hiệu có trách nhiệm với pháp luật và cả người tiêu dùng. 

4. Hồ sơ công bố sản phẩm sữa bột 

ho-so-cong-bo-san-pham-sua-bot

Sữa dạng bột sản xuất trong nước

  • Bản công bố hợp quy sản phẩm (đối với các sản phẩm đã có QCVN). Hoặc bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với các sản phẩm chưa có QCVN).
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu theo quy định BYT còn thời hạn trong vòng 6 tháng, bản gốc hoặc sao y công chứng)
  • Quy trình sản xuất, thuyết minh quy trình.
  • Dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm & Hình ảnh nhãn sản phẩm sẽ lưu hành ra thị trường.
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng
  • Báo cáo đánh giá hợp quy (Đối với sản phẩm đã có QCVN)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)

Sữa dạng bột nhập khẩu

  • CA ( Certificate of Analysis) – Kết quả kiểm nghiệm có đủ các chỉ tiêu theo quy định BYT, còn thời hạn trong vòng 12 tháng ( Bản gốc hoặc sao y hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Free Sale ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước xuất xứ cấp, trong đó có thể hiện nội dung “ sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm” – bản gốc hoặc sao y hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Mẫu sản phẩm & Hình ảnh nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.

5. Trình tự thủ tục công bố sản phẩm sữa bột

Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Công Thương

      Lưu ý: Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý

Trình tự, thủ tục

B1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố: Bao gồm đơn tự công bố, tài liệu kỹ thuật, kết quả kiểm nghiệm, giấy đăng ký kinh doanh, và các giấy tờ pháp lý liên quan.

B2: Nộp hồ sơ: Tại cơ quan chức năng có thẩm quyền như Cục An toàn thực phẩm hoặc Sở Y tế.

B3: Công bố thông tin: Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp cần công bố thông tin sản phẩm trên các cổng thông tin điện tử của cơ quan chức năng.

B4: Lưu trữ hồ sơ: Đảm bảo giữ lại tất cả các giấy tờ và chứng nhận để sử dụng trong quá trình kinh doanh và kiểm tra sau này.

6. Mọi người cũng hỏi

Làm thế nào để kiểm tra tính hợp lệ của kết quả kiểm nghiệm sản phẩm sữa bột?

Câu trả lời: Để kiểm tra tính hợp lệ của kết quả kiểm nghiệm, bạn cần đảm bảo rằng:

  • Phòng thí nghiệm thực hiện kiểm nghiệm: Được chỉ định hoặc công nhận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Phương pháp kiểm nghiệm: Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn chất lượng quy định.
  • Kết quả kiểm nghiệm: Đầy đủ, chính xác, và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Nếu hồ sơ tự công bố sản phẩm sữa bột bị từ chối, doanh nghiệp cần làm gì?

Câu trả lời: Nếu hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp cần:

  • Xem xét lý do từ chối: Do cơ quan chức năng cung cấp.
  • Điều chỉnh và bổ sung hồ sơ: Theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
  • Nộp lại hồ sơ: Sau khi đã điều chỉnh và bổ sung đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết.

 Chi phí liên quan đến quá trình tự công bố sản phẩm sữa bột là bao nhiêu?

Câu trả lời: Chi phí liên quan đến quá trình tự công bố sản phẩm sữa bột bao gồm:

  • Lệ phí hồ sơ: Theo quy định của cơ quan chức năng.
  • Chi phí kiểm nghiệm: Tại các phòng thí nghiệm được chỉ định.
  • Chi phí dịch vụ: Nếu bạn thuê dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về thủ tục công bố sản phẩm sữa bột. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    V
    v.anh
    Bài viết rất đầy đủ và bổ ích với người đang cần tìm hiểu về quy trình, thủ tục này. Cảm ơn rất nhiều.
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    P
    trân pham
    Tôi muốn hỏi là việc tự công bố có lợi ích gì so với việc phải công bố thông qua cơ quan chức năng?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo