Thủ tục mở thêm địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động thường xuyên diễn ra trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Cùng với quá trình hội nhập toàn cầu và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Luật Doanh nghiệp đã được xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh những quy định về các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp như thành lập, tổ chức quản lý, giải thể, cách thức hoạt động… Vậy hộ kinh doanh đăng ký thêm địa điểm kinh doanh như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hộ Kinh Doanh đăng Ký Thêm địa điểm Kinh Doanh
Thủ tục mở thêm địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh

1. Khái quát về kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động xuất hiện khá sớm và thường xuyên diễn ra trong thực tế cuộc sống, đây là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế qua các thời kỳ. Ngành Kinh doanh là ngành có các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan. Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Kinh doanh ngày càng chuyển biến mạnh mẽ với các mô kinh doanh mới có ứng dụng công nghệ. Các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng có sự thay đổi nhất định. Bên cạnh đó, nhiều nghề mới ra đời và nhiều nghề cũ cũng mất đi. Ngành Kinh doanh tạo ra rất nhiều việc làm vì nó liên quan tới mọi hoạt động trong đời sống xã hội.

Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Theo quy định này, có thể hiểu kinh doanh là những công việc được thực hiện liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận dù có thể không cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong việc tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Về tổ chức, cơ cấu của các doanh nghiệp kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại nước ta có các loại hình doanh nghiệp gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Do một tổ chức/cá nhân làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu…

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Gồm từ 02 - 50 thành viên; có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu…

- Công ty cổ phần: Có tư cách pháp nhân, được phát hành cổ phần, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác, gồm tối thiểu 03 cổ đông và có vốn điều lệ…

- Công ty hợp danh: Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung và thành viên góp vốn; không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào; có tư cách pháp nhân…

- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; không được phát hành chứng khoán…

2. Đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định về Cấu trúc mã số thuế như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13

Trong đó:

- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.

- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Theo đó, về cấu trúc của mã số thuế hiện nay đó là: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13.

Theo quy định trước đây tại Công văn 3200/TCT-KK ngày 12/08/2019 và Công văn 3202/TCT-KK ngày 20/08/2019 của Tổng cục thuế, địa điểm kinh đoanh được cấp mã số thuế 13 số để thực hiện kê khai thuế.

"Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh."

Theo hướng dẫn tại Công văn 1269/TCT-KK năm 2022 về xử lý mã số thuế đã cấp cho địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo Công văn 3200/TCT-KK năm 2019 do Tổng cục Thuế ban hành:

"Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế rà soát tình hình kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế 13 số theo công văn số 3200/TCT-KK trên địa bàn quản lý, nếu địa điểm kinh doanh không thuộc trường hợp trực tiếp kê khai nộp thuế hoặc thuộc trường hợp kê khai nộp thuế qua trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định hiện hành thì Cục Thuế quyết định việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo địa điểm kinh doanh phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

Mã số thuế 13 số cấp cho địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh nên việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh."

Như vậy, hiện nay theo Thông tư 105/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ 17/01/2021) không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh.

Do vậy, địa điểm kinh doanh sẽ không xin cấp mã số thuế mà sử dụng mã số thuế của công ty/ chi nhánh chủ quản.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.

9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên, có thể thấy rằng, địa điểm kinh doanh được cấp mã số địa điểm gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999 và mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh đăng ký thêm địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

- Hộ kinh doanh không phải thông báo và làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, một hộ kinh doanh sẽ được đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại và không cần phải phải chuyển loại hình đăng ký kinh doanh.

Khi mở thêm địa điểm, hộ kinh doanh lưu ý những điều sau:

- Sau khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan quản lý thuế (cụ thể là cơ quan thuế tại phường, xã nơi đặt địa điểm) và cơ quan quản lý thị trường cấp quận/huyện.

- Hộ kinh doanh không phải thông báo và làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh

Có 3 hình thức để thực hiện:

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí: 50.000 Đồng
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp
Trực tuyến Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí: 0 Đồng
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Dịch vụ bưu chính Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí: 50.000 Đồng
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề hộ kinh doanh đăng ký thêm địa điểm kinh doanh, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về hộ kinh doanh đăng ký thêm địa điểm kinh doanh vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo