Hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?

Hộ kinh doanh ngày càng phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Việc sử dụng lao động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn còn băn khoăn về việc có cần ký hợp đồng lao động với người lao động hay không. Bài viết này sẽ phân tích những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?, đồng thời làm rõ những nguyên tắc ký kết có liên quan.

Hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?Hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?

 

1. Hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?

Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Mà chủ hộ kinh doanh là thành viên hộ gia đình hoặc cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được xác định là người sử dụng lao động, vì vậy khi thuê người lao động để làm việc thì hộ kinh doanh phải phải kí hợp đồng lao động.

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao đồng của hộ kinh doanh

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động của hộ kinh doanh

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động của hộ kinh doanh

Quá trình giao kết hợp đồng lao động của hộ kinh doanh vẫn phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực và tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019.

3. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của Hộ kinh doanh

Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của Hộ kinh doanh sẽ thuộc về các đối tượng sau đây:

- Đối với Hộ kinh doanh (Người sử dụng lao động):

+ Người đại diện theo pháp luật của Hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động (chủ hộ kinh doanh).

- Đối với người lao động:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là nhóm người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện công việc theo mùa vụ, công việc dưới 12 tháng thì có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để thực hiện việc giao kết.

- Đối với người lao động cao tuổi:

Hộ kinh doanh và người lao động có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Đặc biệt, Hộ kinh doanh không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

4. Những hành vi hộ kinh doanh không được làm khi giao kết hợp đồng lao động

Những hành vi Hộ kinh doanh không được làm khi giao kết Hợp đồng lao động bao gồm:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, mà phải trả lại bản chính cho người lao động sau khi đã đối chiếu.

- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho hộ kinh doanh.

- Ký kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.

- Ký kết hợp đồng lao động với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hợp pháp tham gia.

- Ký kết hợp đồng lao động với người đang trong thời gian thử việc tại doanh nghiệp khác, trừ trường hợp có sự đồng ý của doanh nghiệp đó.

- Ký kết hợp đồng lao động với người lao động đang bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế.

- Ký kết hợp đồng lao động với người lao động đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính về vi phạm pháp luật lao động, bị buộc thôi việc do vi phạm pháp luật lao động.

- Ký kết hợp đồng lao động trái với các quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.

5. Câu hỏi thường gặp 

5.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động của hộ kinh doanh có liên quan đến vị trí làm việc không?

Có. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động của hộ kinh doanh có thể liên quan đến vị trí làm việc, vì việc giao kết hợp đồng lao động có thể yêu cầu người lao động làm việc tại một vị trí cụ thể hoặc trong một lĩnh vực nhất định.

5.2 Thành viên trong hộ kinh doanh có quyền yêu cầu thay đổi điều khoản trong hợp đồng lao động không?

Có. Thành viên trong hộ kinh doanh có thể yêu cầu thay đổi điều khoản hợp đồng nếu sự thay đổi không vi phạm quy định của pháp luật và được sự đồng ý của các bên.

5.3 Người lao động làm việc cho hộ kinh doanh có được quyền lợi và nghĩa vụ như người lao động làm việc cho doanh nghiệp không?

Có. Cả hai đối tượng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ phép, và an toàn lao động. Họ cũng được bảo vệ bởi các quy định pháp luật về lao động nhằm đảm bảo công bằng và an toàn trong môi trường lao động.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động không?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo