Khái niệm hình thức pháp luật và các hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là một khái niệm trừu tượng, gây khó hiểu cho người tìm hiểu luật. Tuy nhiên, việc nhận biết được các hình thức pháp luật lại hỗ trợ cho người nghiên cứu trên con đường đọc hiểu và áp dụng pháp luật một cách chính xác. Vậy hình thức pháp luật là gì và có các hình thức pháp luật nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu!

Hình Thức Pháp Luật

Hình thức pháp luật

1. Khái niệm hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là những dạng tồn tại thực tế của pháp luật trong các kiểu nhà nước. Hình thức pháp luật cũng là một phương thức phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền ra bên ngoài thông qua việc hợp pháp hoá trong các hoạt động làm luật và ban hành luật của các nhà nước. Hình thức pháp luật là những cách thức mà giai cấp thống trị đã sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành những thể chế bắt buộc trong xã hội. Lợi dụng địa vị thống trị của mình, giai cấp thống trị đã hợp pháp hoá ý chí của mình thành ý chí nhà nước thông qua các hoạt động lập pháp.

Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật.

Tham khảo Văn bản pháp luật là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

2. Đặc điểm của hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy trên cơ sở những điều kiện kinh tế khách quan, chế độ chính trị, nền tảng đạo đức xã hội và một phần là dựa trên sự nghiên cứu thực tế. Hình thức pháp luật thường xuất hiện muộn hơn so với thực tế của đời sống xã hội và nó không phải là ý muốn chủ quan của các nhà làm luật. 
Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định. Chính vì thế mà nó đã giản lược việc nhận thức pháp luật, giúp cho mỗi người trong xã hội có thể “đo” được những hành vi của mình xem mình được làm gì, không được làm gì và phải làm gì. 
Hình thức pháp luật là công cụ để dư luận và xã hội, nhà làm luật can thiệp có hiệu quả vào những tình huống cần thiết và hướng xã hội đến mục đích cụ thể mà giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền đã đặt ra.

Tham khảo Bản chất của pháp luật là gì? Những điều cần biết - Luật ACC

3. Phân loại các hình thức pháp luật

Có hai loại hình thức pháp luật: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài

3.1. Hình thức bên trong

Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

Hình thức bên trong bao gồm: Hệ thống pháp luật -> ngành luật -> chế định pháp luật -> quy phạm pháp luật.

  • Hệ thống Pháp luật: là 1 chính thể thống nhất các bộ phận hợp thành (ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật) mang những đặc điểm nội dung trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của pháp luật 1 quốc gia.
  • Ngành luật: tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định với phương pháp điều chỉnh tương ứng.
  • Chế định pháp luật: Một tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau.
  • Quy phạm pháp luật: Những quy tắc chung mà các thành viên trong xã hội phải coi là chuẩn mực phải tuân theo trong những phạm vi xác định. Đây là tế bào cấu tạo nên hệ thống pháp luật.

3.2. Hình thức bên ngoài:

Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Nếu hiểu nội dung của pháp luật là ý chí của nhà nước thì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước.

Đây là ba hình thức cơ bản, tức là những hình thức được hầu hết các nhà nước sử dụng: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp (án lệ), Văn bản quy phạm pháp luật. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba nguồn hình thức của pháp luật.

Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được Nhà nước thừa nhận, làm chúng trở thành những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng hình thức cưỡng chế.

Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.

Tiền lệ pháp: là các quy định, cách giải quyết các vụ việc của cơ quan hành chính hoặc xét xử được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ.

Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.

Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.

Văn bản quy phạm pháp luật: văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. Nó được coi là loại nguồn cơ bản phổ biến và tiến bộ nhất hiện nay.

Tham khảo Văn bản áp dụng pháp luật là gì? [Cập nhật 2022]

Ví dụ, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau: Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thấm quyền ban hành pháp luật ban hành; Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện; Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực; Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước, thông thường nó gồm hai loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật.

4. Hình thức pháp luật của nước Việt Nam hiện nay

Hình thức bên trong: Pháp luật nước ta hiện nay phân chia ra làm các ngành luật: 12 ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc), Luật dân sự, Luật tài chính, Luật đất đai, Luật hành chính, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế.

Hình thức bên ngoài: tại Việt Nam, tiền lệ pháp và tập quán pháp không được coi là hình thức pháp luật chính thức, chỉ thừa nhận và ban hành pháp luật từ một nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm pháp luật.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật?

Ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật. Trong đó, Hệ thống pháp luật -> ngành luật -> chế định pháp luật -> quy phạm pháp luật.

5.2 Đối với hình thức bên ngoài, Việt Nam thừa nhận cả ba nguồn cơ bản?

Không. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ thừa nhận và ban hành pháp luật từ một nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm pháp luật.

5.3 Có mấy loại hình thức pháp luật?

Có 2 loại hình thức pháp luật: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Trong đó, hình thức bên trong bao gồm: ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật. Hình thức bên ngoài bao gồm: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp (án lệ), Văn bản quy phạm pháp luật.

Hình thức pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền và được thể hiện thành pháp luật. Hình thức pháp luật được phân loại thành hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Đối với hình thức bên ngoài, Việt Nam chỉ thừa nhận văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam hiện nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi, ban hành pháp luật trong các kỳ họp Quốc hội.

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo