Bản chất của pháp luật là gì? Những điều cần biết (2024)

Pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực. Trong đó, pháp luật cũng sẽ có bản chất cũng như đặc điểm của riêng mình. Vậy, bản chất của pháp luật là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bản chất của pháp luật là gì
Bản chất của pháp luật là gì

1. Bản chất của pháp luật là gì

Hiện nay, tùy mỗi quốc giả khác nhau, khái niệm bản chất của pháp luật là gì sẽ có sự thay đổi tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Nhưng nhìn chung, với khái niệm bản chát của pháp luật là gì, các quốc gia đều sẽ có một số điểm chung như sau:

1.1 Tính giai cấp của pháp luật

Pháp luật sẽ phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Ngoài ra, tính giải cấp của pháp luật còn được thể hiện ở các điều sau:

- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật.

- Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

- Pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị với ý nghĩa đó pháp luật luôn là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

1.2 Tính xã hội của pháp luật

Tính xã hội của pháp luật được thể hiện qua thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.

2. Đặc điểm của pháp luật

Ngoài việc tìm hiểu về bản chất của pháp luật là gì, độc giả còn cần lưu ý những đặc điểm sau của pháp luật bao gồm:

- Pháp luật do Nhà Nước ban hành và bảo đảm thực hiện: Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội

Trong đó, Pháp luật được Nhà Nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như: các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung: Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Đồng thời, xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật được coi là bắt buộc chung với toàn xã hội

- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Pháp luật có những đặc tính nào?

  • Tính quy phạm phổ biến
  • Tính cưỡng chế
  • Tính tổng quát
  • Tính hệ thống
  • Tính ổn định

3.2 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về bản chất của pháp luật là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về bản chất của pháp luật là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.3 Chi phí dịch vụ tư vấn về bản chất của pháp luật là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những tư vấn của ACC về bản chất của pháp luật là gì. Nếu đã tìm hiểu và thấu hiểu được bản chất của pháp luật là gì, nay quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về bản chất của Nhà Nước tại đây

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (948 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo