Vốn cố định được hiểu là trị giá thành tiền của các loại tài sản cố định và tiền sử dụng để đầu tư cho các loại tài sản cố định. Trong đó tài sản cố định bao gồm các tư liệu lao động, thường là máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Vốn cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp như: đảm bảo cho quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp vận hành liên tục và trơn tru, góp phần đa dạng hóa các phương án kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo ra sự chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,... Vậy làm sao để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Làm sao để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định?
I. Khái niệm hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ số tài chính phản ánh mỗi đồng vốn cố định được đầu tư, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
- Vốn cố định bình quân = (Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ) / 2
Thông thường, hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả suất sử dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
II. Các tiêu chí đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu như sau:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định: Cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu, đồng thời các tài sản này sẽ được sử dụng bao nhiêu vòng
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Vòng quay tổng tài sản) = doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
- Tổng doanh thu thuần = Tổng số tiền doanh nghiệp kiếm được - các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu…)
- Tổng tài sản cố định bình quân = (Tổng tài sản cố định đầu năm + Tổng tài sản cố định cuối năm)/2
- Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA): Cho biết doanh nghiệp sẽ kiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản cố định của mình. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngực lại, nếu chỉ số này nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp đang thua lỗ.
ROA = Lợi nhuận sau thuế : Tổng tài sản bình quân x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu - Chi phí sản xuất kinh doanh - Thuế suất
- Tổng tài sản bình quân = (Tài sản cố định đầu kỳ + Tài sản cố định cuối kỳ) / 2
- Hàm lượng vốn cố định: Cho biết để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định/Doanh thu
- Hệ số trang bị tài sản cố định:
Hệ số trang bị tài sản cố định = Giá ban đầu tài sản cố định/Số lượng công nhân sản xuất xuất trực tiếp tại doanh nghiệp.
III. Thực trạng đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
Hiện nay, việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp, trường học,… chỉ mới được thực hiện sơ bộ nhằm đáp ứng các chỉ tiêu đơn thuần thống kê tài sản, chứ chưa sử dụng số liệu đã thống kê để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu về TSCĐ. Ngoài ra, hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ mới chỉ dành cho các doanh nghiệp mà chưa sử dụng cho các trường học, cơ quan giáo dục.
Các báo cáo tài chính về TSCĐ hằng năm trong doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho mục đích thống kê số liệu báo cáo lại cho các cấp quản lý. Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ dựa trên cơ sở thống kê số lượng chứ chưa sử dụng thước đo giá trị hay năng suất sử dụng để tính toán. Nói cách khác, các doanh nghiệp chưa sử dụng các số liệu đã tính toán được để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Song, thực tế nhiều công ty vẫn chưa phát huy được tối đa công suất của TSCĐ hoặc chưa đầu tư đúng mức cho TSCĐ. Do đó, đôi khi các doanh nghiệp không có được thông tin hay đánh giá hiệu suất của TSCĐ để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu hay đổi mới TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy rõ ràng mức độ chính xác của việc đầu tư TSCĐ, trong đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí doanh nghiệp. Vì thế, bước đầu để có được những quyết định đầu tư chính xác và nâng cao hiệu quả sử dụng, chúng ta cần có giải pháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Do đánh giá chưa chính xác hiệu suất sử dụng TSCĐ nên hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp chưa cao, còn xuất hiện tình trạng TSCĐ không được sử dụng hết công suất, thậm chí không sử dụng đến gây lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho tài sản của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do chưa tính đến hiệu quả của việc đầu tư và mức độ khai thác TSCĐ của người sử dụng nên một số quyết định về trang bị TSCĐ chưa phải là quyết định tối ưu.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Làm sao để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Làm sao để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận