Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ. Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Hệ thống Bretton Woods (Bretton Woods System) là gì ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
Hệ thống Bretton Woods (Bretton Woods System) là gì ?
1. Hệ thống Bretton Woods (Bretton Woods System)
Hệ thống Bretton Woods là hệ thống tiền tệ quốc tế và các định chế tài chính có liên quan dùng đồng đô la Mỹ thay thế cho một thước đo duy nhất để thanh toán tiền tệ quốc tế và lưu trữ dự trữ. Hệ thống này tồn tại từ năm 1944 đến năm 1976 và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thế giới.
2. Lịch sử hình thành của hệ thống tiền tệ Bretton Woods
Trước khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời, vàng là thước đo tài chính duy nhất để trao đổi tiền tệ và mỗi quốc gia đặt ra tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia một cách độc lập tương ứng với giá trị của vàng. Khi đó một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế và Chiến tranh thế giới thứ II cho thấy hệ thống tiền tệ của nền kinh tế thế giới cần được nâng cấp.
Nhiều quốc gia bắt đầu từ bỏ “bản vị vàng“, dừng việc tự do chuyển đổi tiền tệ quốc gia sang vàng. Ngoài ra, việc phá giá tiền tệ cũng trở nên thường xuyên hơn trong giai đoạn này, gây bất ổn lớn cho nền kinh tế thế giới.
Vào tháng 7 năm 1944, trước khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, các đại biểu từ 44 quốc gia Đồng Minh đã tập trung tại một khu nghỉ mát trên núi ở Bretton Woods, New Hamsphire, Mỹ tham gia Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc để thảo luận về một trật tự tiền tệ quốc tế mới.
Mục tiêu của hội nghị là khôi phục nền kinh tế thế giới, cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế tránh được những sai lầm trước đây, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế trong khi vẫn bảo vệ các mục tiêu chính sách tự trị của các quốc gia riêng lẻ, cũng như tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã các mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế vào những năm 1930.
Hệ thống tiền tệ mới được ra đời cần phải đáp ứng các mục tiêu bao gồm:
- Các tổ chức quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định.
- Chế độ tỷ giá hối đoái phải được xác định cố định trong ngắn hạn nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng mất cân đối cơ bản.
- Tăng cường dự trữ quốc tế bằng việc gia tăng vàng và các nguồn dự trữ bằng tiền để đảm bảo tỷ giá cố định điều chỉnh hoạt động hiệu quả.
Tại hội nghị xuất hiện 2 luồng quan điểm trái chiều từ phần lớn bị chi phối bởi lợi ích của hai cường quốc kinh tế vĩ đại tại thời điểm đó là Anh và Mỹ.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh đang là quốc gia mang nợ lớn nên muốn tỷ giá hối đoái thả nổi tự do nhằm tách khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, để có sự linh hoạt hơn về tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thanh toán đang nghiêng hẳn sang một bên của Anh Quốc.
Trong khi đó, tiềm lực kinh tế của nước Mỹ lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong vòng hai thập kỷ đầu sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ là trung tâm tài chính, kinh tế duy nhất của thế giới, đặc biệt Mỹ nắm đến 70% trữ lượng vàng thế giới. Với vai trò là chủ nợ lớn của thế giới, Mỹ muốn mở cửa thị trường thế giới để xuất khẩu, ưu tiên việc tạo thuận lợi cho thương mại tự do thông qua sự ổn định của tỷ giá cố định.
Cuối cùng, Hội nghị kết thúc với một thỏa ước quốc tế quan trọng mang tên Chế độ tiền tệ Bretton Woods được xây dựng chủ yếu trên cơ sở của Mỹ.
3. Những tác động tích cực của Hệ thống Bretton Woods đến nền kinh tế thế giới
Cho đến Thế chiến I, hầu hết các quốc gia đều theo chế độ bản vị vàng, nhưng họ đã phá vỡ các quy tắc để có thể in số tiền cần thiết để chi trả cho chiến tranh. Điều này dẫn tới siêu lạm phát, vì cung tiền quá lớn so với cầu tiền. Từ đó giá trị của tiền tệ giảm mạnh đến nỗi, tại một số nơi, một xe cút kít chở đầy tiền chỉ có thể đổi được một ổ bánh mì. Sau chiến tranh, các quốc gia quay trở lại sử dụng chế độ bản vị vàng an toàn.
Mọi chuyện đều tốt đẹp cho đến cuộc Đại suy thoái, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, các nhà đầu tư chuyển sang giao dịch ngoại hối và hàng hóa. Điều này đã khiến cho giá vàng bị đẩy lên cao, người dân khắp các quốc gia đổ xô đi mua vàng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn bằng cách bảo vệ dự trữ vàng quốc gia bằng cách tăng lãi suất, dẫn đến kết cục là các quốc gia bắt đầu mong muốn từ bỏ chế độ bản vị vàng.
Sự ra đời của hệ thống Bretton Woods mang lại cho các quốc gia sự linh hoạt hơn so với chế độ bản vị vàng cứng nhắc trong khi tạo ra ít biến động hơn một hệ thống tiền tệ không có tiêu chuẩn nào. Đặc biệt, các quốc gia thành viên vẫn có khả năng thay đổi giá trị tiền tệ của mình khi cần thiết để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của tài khoản vãng lai.
Hệ thống tiền tệ mới này đã có tác động tích cực đến sự ổn định của tỷ giá hối đoái, góp phần cải thiện nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
Các quốc gia theo hệ thống Bretton Woods sẽ có nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất và chỉ có nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng. Hệ thống hối đoái này cho phép các nước thành viên tiết kiệm được vàng vì họ có thể dùng vàng hoặc ngoại hối làm phương tiện thanh toán quốc tế.
Hệ thống này còn cho phép các nước thành viên hưởng thu nhập trong việc nắm giữ ngoại hối, trong khi cất trữ vàng không đem lại thu nhập. Ngoài ra các nước còn giảm được chi phí giao dịch do việc chuyển dịch vàng giữa các nước với nhau. Dự trữ tiền tệ quốc tế được cung ứng dồi dào khi tỷ giá hối đoái ổn định tạo thuận lợi cho đầu tư và mậu dịch quốc tế suốt những năm 50 và 60.
Trên đây là những nội dung về Hệ thống Bretton Woods (Bretton Woods System) là gì ? do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc
Nội dung bài viết:
Bình luận